Cổng thông tin điện tử trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

https://chuyenlequydondb.edu.vn


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA 2019

Mục đích nghiên cứu: Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học 12 “Chương 6- kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó đề cập đến chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, đặc biệt có nhóm giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.

Để thực hiện nhóm giải pháp đó, đòi hỏi tất cả các cấp học, ngành học đều phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, đổi mới từ nhận thức của người thầy trong việc thiết kế, tổ chức tiết dạy đến những yêu cầu đặt ra đối với người học. Đặc biệt là việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đã tác động rất lớn quá trình giảng dạy của người thầy, quá trình học tập của học trò. Trong khi đó chương trình giảng dạy hiện hành khối lượng kiến thức lớn, thời gian học tập trên lớp lại có hạn, nên học sinh không thể hoàn thành mục tiêu học tập nếu không tích cực chủ động học tập và nâng cao năng lực tự học. Chính vì thế, việc hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng và sự đổi mới của giáo dục.

Đối với môn hóa học, trong thực tế mặc dù nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú, nhưng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để học sinh tự học được sắp xếp một cách hệ thống, khoa học để đạt được mục tiêu của bài học và phù hợp với đối tượng học sinh, bài kiểm tra để học sinh tự làm sau khi tự học đòi hỏi người giáo viên mất khá nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: "Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12

Mục đích nghiên cứu: Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học 12 “Chương 6- kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan lớp 12 “Chương 6- kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” được áp dụng trong quá trình dạy và học tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

C. NỘI DUNG

I. Tình trạng giải pháp đã biết

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách bài tập hóa học, sách tham khảo về bài tập hóa học. Tuy nhiên, hầu hết các bài tập đều tập trung ở việc vận dụng các kiến thức hoá học vào việc giải bài tập, nặng về tính toán và lý thuyết.

Đi theo hướng đề tài này đã có công trình của các tác giả Nguyễn Đức Hà - Phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh qua hệ thống bài tập phần kim loại lớp 12 nâng cao THPT. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, 2015 của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương - Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học bài tập hóa học của “Chương 5 - Đại cương kim loại” thuộc chương trình Hóa học 12 nâng cao. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, 2011; Trần Mai Hương - Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 10.

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy cũng như khi trao đổi với các đồng nghiệp trong trường, tôi thấy hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 (trong đó có chương 6- Kim loại kiểm, kim loại kiềm thổ, nhôm) trong sách giáo khoa, sách bài tập có rất hạn chế, chưa khắc sâu được hết kiến thức trọng tâm, chưa có câu hỏi giải quyết các tình huống thực tiễn, dạng bài toán còn đơn điệu, chưa được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó phù hợp với tư duy logic của học sinh. Các tài liệu tham khảo chưa có tác giả xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo từng bài học với 4 cấp độ nhận thức. Đặc biệt chưa xây dựng bài kiểm tra sau khi tự học.

Vì vậy, việc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan “Chương 6- Kim loại kiểm, kim loại kiềm thổ, nhôm” để phát triển năng lực tự học là một việc cần thiết, nó sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy cũng như học tập của học sinh.

II. Nội dung của giải pháp

1. Nguyên tắc khi tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

Hệ thống bài tập tuyển chọn và xây dựng phải đảm bảo:

- Góp phần thực hiện mục tiêu môn học và củng cố kiến thức cho học sinh;

- Tính chính xác, khoa học, hiện đại;

- Tính hệ thống, đa dạng;

- Tính vừa sức, tính sư phạm;

- Điều kiện tốt nhất cho học sinh tự học.

2. Cách sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan “Chương 6- Kim loại kiểm, kim loại kiềm thổ, nhôm”

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phát triển năng lực tự học được sử dụng trong hai trường hợp:

- Sau khi giáo viên đã thực hiện xong tiết dạy ở trên lớp. Giáo viên cung cấp tài liệu tự học và hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài liệu như sau:

+ Bước 1: Đọc kỹ mục tiêu (kiến thức, kỹ năng) để nắm bắt được yêu cầu của bài;

+ Bước 2: Ôn tập nội dung lý thuyết trong sách giáo khoa và vở ghi trên lớp theo đúng mục tiêu đặt ra;

+ Bước 3: Vận dụng giải các bài tập;

+ Bước 4: Kiểm tra đáp án (nếu sai nhiều yêu cầu học sinh quay lại bước 1);

+ Bước 5: Tự làm bài kiểm tra 15 phút và chấm điểm.

- Học sinh tự nghiên cứu, tự học trước khi giáo viên thực hiện tiết dạy kiến thức lý thuyết trên lớp. Giáo viên cung cấp tài liệu tự học và hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài liệu như sau:

+ Bước 1: Đọc kỹ mục tiêu (kiến thức, kỹ năng) để nắm bắt được yêu cầu của bài;

+ Bước 2: Ôn tập nội dung lý thuyết trong sách giáo khoa theo đúng mục tiêu đặt ra;

+ Bước 3: Vận dụng giải các bài tập;

+ Bước 4: Kiểm tra đáp án.

+ Bước 5: Tự làm bài kiểm tra 15 phút và chấm điểm.

Trường hợp học sinh không tự giải được bài toán giáo viên gợi ý cách giải trên lớp để học sinh về nhà suy nghĩ và tìm cách giải quyết bài toán.

3. Bài tập chương 6 – Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Bài 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỂM

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.

Hiểu được :

- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Trạng thái tự nhiên của NaCl.

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

- Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

- Tìm kim loại, tính lượng chất.

Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

B. Bài tập

Nhận biết

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm

A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA.

Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns1 B. ns2 C. ns2np1 D. ns2np2

Câu 3: Các nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm:

A. Li, Na, Ca, K, Rb B. Li, K, Na, Ba, Rb

C. Li, Na, K, Rb, Cs D. Li, Na, K, Sr, Cs

Câu 4 : Cho các tính chất sau: (1) Dẫn điện tốt; (2) Màu trắng bạc; (3) Có ánh kim; (4) có nhiệt độ nóng chảy thấp; (5) có nhiệt độ sôi cao; (6) khối lượng riêng cao. Những tính chất vật lý chung của kim loại kiềm là

A. (1), (2), (3), (5) B. (1), (2), (3), (4)

C. (1), (2), (3), (6) D.A. (2), (3), (4), (5)

Câu 5: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. Na. B. K. C. Rb. D. Cs.

Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ

B. Kim loại kiềm có tính khử rất mạnh

C. Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường

D. Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ thường tạo ra Na2O2

Câu 7: Tính khử của kim loại kiềm giảm dần theo chiều sau:

A. K , Na , Li , Rb , Cs B. Li , Na , K , Rb , Cs

C. Li , Na , K , Cs , Rb. D. Cs , Rb , K , Na , Li

Câu 8: Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là:

A. MO B. M2O3 C. M2O D. MO2

Câu 9: (Đề thi THPT QG năm 2017) Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?

A. Ba(OH)2 B. Na2CO3 C. K2SO4 D. Ca(NO3)2

Câu 10: Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. K

Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. NaHCO3 là chất lưỡng tính

B. KNO3 được dùng để chế tạo thuốc nổ

C. Xesi được dùng làm tế bào quang điện

D. Na2CO3 được dùng làm bột nở

Câu 12: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng :

A. Điện phân dung dịch NaOH

B. Điện phân nóng chảy NaCl

C. Điện phân dung dịch NaCl

D. Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH

Câu 13: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản các kim loại mạnh như: Na, K,..., người ta thường ngâm các kim loại này trong

A. dầu hỏa. B. nước. C. etanol. D. giấm ăn.

Câu 14: Dung dịch natri clorua trong nước có môi trường

A. lưỡng tính B. kiềm C. trung tính D. axit

Câu 15: Để phân biệt dung dịch NaHCO3 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch

A. KNO3. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. CH3COOH

Thông hiểu

Câu 16 : Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. M+ là cation nào sau đây?

A. Ag+ B. Cu+ C. Na+ D. K+.

Câu 17: Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại vì:

(a) Trong cùng 1 chu kỳ, kim loại kiềm có bán kính lớn nhất

(b) Kim loại kiềm có độ âm điện nhỏ nhất so với các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ

(c) Chỉ cần mất 1 electron là kim loại kiềm đạt đến cấu hình khí trơ

(d) Kim loại kiềm là kim loại nhẹ nhất

Số phát biểu đúng:

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 18: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng :

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.

D.Chỉ có sủi bọt khí.

Câu 19: Trường hợp nào ion Na+ không tồn tại, nếu ta thực hiện các phản

ứng hóa học sau:

A. NaOH tác dụng với HCl

B. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl2

C. Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2

D. Điện phân NaOH nóng chảy

Câu 20: Phản ứng giữa Na2CO3 và H2SO4 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol có phương trình ion rút gọn là :

A. CO32- + 2H+  H2CO3

B. CO32- + H+  HCO3

C. CO32- + 2H+ H2O + CO2

D. 2Na+ + SO42- Na 2SO4

Câu 21: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaNO3 là :

A. Na ; NO2 và O2 B. NaNO2 và O2

C. Na2O và NO2 D. Na2O và NO2 và O2.

Câu 22: Để chứng minh NaHCO3 là chất lưỡng tính có thể dùng 2 phương trình phản ứng là

A. NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2; 2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

B. NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2; 2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

C. NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2; NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O

D. NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O; 2NaHCO3 + Ca(OH)2 Na2CO3 + CaCO3+ H2O

Câu 23: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Khi cho khí CO2 vào dung dịch NaOH dư thu được NaHCO3

B. Khi nung NaHCO3 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Na2O

C. KNO3, KHCO3, NaCl dễ bị nhiệt phân

D. Khi cho khí CO2 dư vào dung dịch NaOH thu được NaHCO3

Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na vào nước

(b) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2CO3

(c) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(e) Điện phân nóng chảy NaCl

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 25: Cho dãy các chất: CuO, Mg(OH)2, Na2O, K. Số chất trong dãy tác dụng với H2O là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2

(b) Cho K vào dung dịch FeCl3

(c) Cho Na vào bình đựng khí clo

(d) Cho NaCl vào dung dịch AgNO3

Số phản ứng thuộc loại oxi hóa- khử là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 27: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra ?

A. FeSO4 + 2KOH  Fe(OH)2 + K2SO4

B. HCl + NaOH  NaCl + H2O

C. Na2S + HCl  NaCl + H2S

D. Na2SO4 + 2HCl  NaCl + H2SO4

Câu 28: Natri là kim loại mạnh, trong công nghiệp để điều chế natri người ta tiến hành phương pháp điện phân nóng chảy NaCl với điện cực bằng than chì.

Phát biểu đúng về quá xảy ra ở trên bề mặt các điện cực:

A. catot xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+.

B. catot xảy ra quá trình khử ion Na+.

C. anot xảy ra quá trình khử ion Cl-.

D. anot xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.

Câu 29: Để phân biệt các dung dịch NaCl, Ba(OH)2, NaHCO3 ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. Quỳ tím B. Ca(OH)2 C. NaOH D. H2SO4

Câu 30: Trong quá trình làm thí nghiệm với kim loại natri, nếu còn dư một lượng nhỏ natri người ta xử lí bằng cách nào sau đây?

A. Cho mẩu natri vào nước. B. Cho mẩu natri vào etanol.

C. Cho vào bình natri ban đầu. D. Cho mẩu natri vào thùng rác.

Vận dụng

Câu 31: Nhà máy điện hạt nhân sử dụng năng lượng thu được từ phản ứng hạt nhân để sản xuất ra điện năng. Nhiệt lượng này theo hệ thống làm mát khép kín qua các máy trao đổi nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước ở áp suất cao làm quay các turbine hơi nước, và quay máy phát điện, sinh ra điện năng. Chất dùng để trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân là:

A. Na, K. B. Li, K. C. Li, Na. D. K, Cs.

Câu 32: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng 2-3. Nếu người nào có pH của dịch vị nhỏ hơn 2 thì dễ bị viêm loét dạ dày và gây ra các cơn đau dạ dạy. Khi có cơn đau dạ dày, dùng thuốc muối sẽ thấy dịu hẳn do phản ứng của thuốc với dịch vị dạ dày, làm tăng pH. Thuốc muối là:

A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. NaOH D. NaCl

Câu 33 : Cho sơ đồ phản ứng Na X Na2CO3Y X

Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng. X, Y là chất nào sau đây?

A. NaCl, NaOH B. NaOH, NaCl C. NaHCO3, Na2O D. Na2O NaHCO3

Câu 34: Dẫn 3,36 lít (đktc) khí CO2 vào 120 ml dd NaOH 2M. Sau phản ứng thu được

A. 0,15 mol NaHCO3

B. 0,12 mol Na2CO3

C. 0,09 mol NaHCO3 và 0,06 mol Na2CO3

D. 0,09 mol Na2CO3 và 0,06 mol NaHCO3

Câu 35: Cho 9,1g hỗn hợp 2 muối cacbonat trung hòa của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2 (đktc) .Hai kim loại đó là :

A. Li và Na B. K và Cs C. K và Rb D. Na và K

Câu 36: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 3,36 lít khí (đktc) ở anot và 5,85g kim loại ở catot. Kim loại kiềm là

A. Na B. K C. Li D. Rb

Vận dụng cao

Câu 37: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2, thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:

A. 11,28 gam. B. 9,85 gam. C. 3,94 gam. D. 7,88 gam.

Câu 38: Cho từ từ đến hết từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 thu được V lít khí. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết dung dịch chứa b mol Na2CO3 vào dung dịch chứa a mol HCl thu được 2V lít khí (các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là:

A. b = a. B. b = 0,75a. C. b = 1,5a. D. b = 2a.

Câu 39: Cho 17,70 gam hỗn hợp muối cacbonat và sunfat của kim loại X thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn, tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch BaCl2 1M. Kim loại loại X là:

A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.

Câu 40 : Cho từ từ 150ml dung dịch HCl 1M vào 500ml dung dịch A gồm Na2CO3 và KHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55g kết tủa. Nồng độ của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch lần lượt là:

A. 0,2 và 0,4M B. 0,18 và 0,26M

C. 0,21 và 0,37M D.0,21 và 0,18M

1A

2A

3C

4B

5D

6D

7B

8C

9B

10D

11D

12B

13A

14C

15D

16D

17A

18B

19D

20C

21B

22C

23D

24D

25B

26B

27D

28B

29B

30B

31C

32A

33B

34D

35A

36B

37D

38B

39B

40D

 

Gợi ý

BÀI TOÁN H+ TÁC DỤNG VỚI (HCO3- và CO32-)

Con đường tư duy :

 

Khi đổ từ từ H+ vào thì sau khi (1) xong mới tới (2)

Khi đổ vào H+ thì có CO2 bay nên ngay theo tỷ đúng tỷ lệ của

Trong quá trình giải toán nên triệt để áp dụng BTNT và BTĐ.

Câu 37: Đặt :K2CO3 : a mol ; NaHCO3 : a mol; Ba(HCO3)2: b mol

Cho HCl vào bình thì C biến thành CO2 hết (kể cả trong BaCO3).

Do đó ta có ngay: →

Chú ý:

Câu 38: Khi cho HCl vào Na2CO3 thì chưa có khí bay ra ngay.Tuy nhiên làm ngược lại thì lại có khí bay ra ngay.

Với TN 1 :

Với TN 2 :

Câu 39:

Nếu hỗn hợp chỉ có muối cacbonat:

Nếu hỗn hợp chỉ có muối sunfat :

Do đó 1<M<29 chỉ có Na thỏa mãn  B

Câu 40:

 

KIỂM TRA 15 PHÚT

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Na B. Al C. Mg D. Fe

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

A. K B. Na C. Li D. Rb

Câu 3: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH thì dung dịch chuyển thành

A. màu đỏ B. màu vàng C. màu xanh D. màu hồng

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Hợp kim Li – Al được dùng trong một số lò phản ứng hạt nhân

B. NaH CO3 được dùng chế thuốc đau dạ dày

C. NaHCO3 vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ

D. KNO3 được dùng để làm phân bón

Câu 5: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là :

A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính bazơ

Câu 6: Kim loại kiềm được sản xuất trong công nghiệp bằng cách :

A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Phương pháp hỏa luyện.

C. Phương pháp thủy luyện. D. Phương pháp nhiệt kim loại.

Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2

(b) Nhiệt phân KNO3

(c) Trộn KNO3 với C, S đun nóng

(d) Cho Na vào dung dịch NaOH

(e) Cho K vào dung dịch HCl

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 8: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. K2CO3 và HNO3 B. Na2CO3 và NaOH

C. NaHCO3 và KOH D. Na2O và KOH

Câu 9: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, người ta thu được 0,896 lit khí (đktc) ở anot và 1,84 g kim loại kiềm ở catot . Công thức hóa học của muối điện phân A.NaCl B.KCl C.LiCl D.RbCl

Câu 10: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,3M. Sau phản ứng thu được số mol CO2 là:

A. 0,015 mol. B. 0,01 mol. C. 0,03 mol. D. 0,02 mol.

1A

2A

3C

4A

5A

6A

7A

8C

9A

10B


 

Bài 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỂM THỔ

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng

Kiến thức

Biết được :

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.

- Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.

- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.

Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.

- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.

Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

B. Bài tập

Nhận biết

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thổ thuộc nhóm

A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA.

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2

A. Be B. Mg C. Ca D. Rb

Câu 3 : Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lục phương là

A. Be, Mg, B. Mg, Ca C. Be, Ca D. Ca, Sr

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc

B.Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa +2

C. Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. Tính khử tăng dần từ Be đến Ba

D. Các kim loại kiềm thổ có kiểu mạng tinh thể giống nhau

Câu 5: Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :

A. Be B. Mg C. Ca D. Sr

Câu 6 (THPT QG năm 2018). Dung dịch nào sau đây có thể hoàn tan được CaCO3.

A. HCl B. KCl C. KNO3 D. NaCl

Câu 7: Nước cứng là nước :

A. chứa nhiều ion Ca2+ , Mg2+

B. Chứa 1 lượng cho phép Ca2+ , Mg2+

C. không chứa Ca2+ , Mg2+

D. chứa nhiều Ca2+ , Mg2+ , HCO

Câu 8: Công thức hóa học của thạch cao sống là

A. CaSO4.2H2O B. CaSO4.H2O C.CaSO4.4H2O D. CaSO4

Câu 9: PTHH nào sau đây giải thích câu tục ngữ: “Nước chảy đá mòn”?

A. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.

B. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O.

C. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2.

D. BaCO3 + CO2 + H2O Ba(HCO3)2.

Câu 10: Trong một cốc nước có chức ion Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl- . Nước trong cốc thuộc loại nào?

A. Nước cứng có tính tạm thời

B. Nước cứng có tính toàn phần

C. Nước cứng có tính vĩnh cửu

D. Nước mềm

Câu 11: Khi nhiệt phân đá vôi đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn

A. vôi sống. B. vôi tôi. C. đá phấn. D. đá hoa.

Câu 12: Khi cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch riêng biệt canxi hidrocacbonat, vôi tôi. Quỳ tím chuyển màu

A. xanh, đỏ B. xanh, xanh C. đỏ, đỏ D. Đỏ, xanh

Câu 13: Thạch cao nung không có điểm nào sau đây?

A. Là chất rắn màu trắng

B. Là chất rắn màu vàng

C. Dễ nghiền thành bột mịn

D. Có khả năng đông cứng nhanh khi nhào với nước

Câu 14: Câu khẳng định nào đúng khi nói về đá vôi?

A. Dễ dàng tan trong nước

B. Sản xuất xi măng, thủy tinh

C. Khó bị phân hủy bởi nhiệt

D. Dễ tan trong dung dịch kiềm

Câu 15: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là

A. làm giảm nồng độ ion Cl-

B. làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng

C. làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ , SO42- trong nước cứng

D. làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ , SO42- , Cl- trong nước cứng

Thông hiểu

Câu 16: Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời bằng cách đun sôi vì:

A. Nước sôi ở nhiệt độ cao.

B. Khi đun sôi làm tăng độ tan của các chất kết tủa.

C. Khi đun sôi các chất khí hòa tan trong nước thoát ra.

D. Các muối hidrocacbonat của Mg và Ca bị phân hủy bởi nhiệt để tạo kết tủa.

Câu 17: Khi cho Ca vào dd axit nitric rất loãng thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với NaOH đun nóng, có khí mùi khai thoát ra. Trong X có chứa

A. NO B. N2 C. NH3 D. NH4NO3

Câu 18: Hiện tượng khi thổi từ từ khí cacbonic tới dư vào dung dịch nước vôi trong?

A. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại và không tan

B. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại sau đó tan một phần

C. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó tan hết thu được dung dịch trong suốt

D. Ban đầu dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa

Câu 19: Cho dung dịch canxi hiđroxit vào dung dịch bari hiđrocacbonat thấy có hiện tượng

A. kết tủa trắng sau đó tan dần.

B. bọt khí và kết tủa trắng.

C. bọt khí bay ra.

D. kết tủa trắng xuất hiện.

Câu 20: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí X, bằng cách cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối). Bộ thí nghiệm này minh họa cho phản ứng?

 

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.

B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.

C. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O.

D. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2 MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3.

Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. HCl, AgNO3, Na2CO3.

B. Cl2, HNO3, Na2CO3. C. HCl, AgNO3, BaCO3. D. Cl2, HNO3, CO2.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây:

(1) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+

(2) Có thể dùng Na2CO3( hoặc Na3PO4 ) để làm mềm nước cứng.

(3) Dùng phương pháp trao đổi ion để làm giảm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

(4) Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu.

Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C.3 D.4

Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Na3PO4 vào dung dịch Mg(HCO3)2

(b) Cho BaCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng

(c) Thổi khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2

(d) Cho Mg vào dung dịch H2SO4 lãng

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra kết tủa là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 24: Cho các chất: Ba(HCO3 )2, SO2, NaHCO3, Na2SO3, NH4Cl, CH3COOH. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư là

A.4. B.2. C. 3. D. 5.

Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho HCl vào dung dịch Ca(HCO3)2

(b) Cho Ba vào dung dịch Na2SO4

(c) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng

(d) Cho Ca vào nước

Số phản ứng thuộc loại oxi hóa- khử là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho BaO vào dung dịch H2SO4 đặc nóng

(b) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch CH3COOH

(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaOH

(d) Đun nóng dung dịch Mg(HCO3)2

Số thí nghiệm thu được chất khí là A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 27: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2 B. Ca(HCO3)2 và CaO

C. MgSO4 và Na3PO4 D. MgSO4 và NaCl

Câu 28: Cho các dung dịch riêng biệt sau: Ba(HCO3)2 , Ba(OH)2, BaCl2, MgSO4. Số chất làm quỳ tím đổi màu xanh là

A. 1 B. 2 C. 3 D.4

Câu 29: Để phân biệt 2 dung dịch riêng biệt sau đây: Ba(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 ta dùng dung dịch nào?

A. H2SO4 B. Quỳ tím C. NaOH D. HCl

Câu 30: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình:

 

Giá trị của a và b là:

A.0,2 và 0,4. B. 0,2 và 0,5. C. 0,2 và 0,3. D. 0,3 và 0,4.

Vận dụng

Câu 31: PTHH giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang động ở các núi đá vôi là:

A. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.

B. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O.

C. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2.

D. MgCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2.

Câu 32: Nước ngầm, nước bề mặt ở vùng đá vôi có chứa các ion, như: Mg2+, Ca2+, HCO3-...Trong công nghiệp, nếu sử dụng loại nước này cho nồi hơi cao áp có thể dẫn đến hiện tượng lãng phí năng lượng, thậm chí có thể gây tai nạn khi vỡ nồi hơi do tạo thành lớp cặn ở phía đáy nồi hơi. Để loại bỏ lớp cặn này người ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch HCl loãng. B. Dung dịch CH3COOH 5%.

C. Dung dịch H2SO4 loãng. D. Dung dịch HNO3 loãng.

Câu 33: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

X1 X2 + X3 + H2

X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O

Hai chất X2, X4 lần lượt là:

A. KOH, Ba(HCO3)2 B. NaOH, Ba(HCO3)2

C. KHCO3, Ba(OH)2 D. NaHCO3, Ba(OH)2

Câu 34: Điện phân nóng chảy 20,8 gam muối clorua của một kim loại kiềm thổ X thu được 2,24 lit khí ở anot (đktc). Kim loại kiềm thổ X là:

A. Be B. Mg C. Ca D. Ba

Câu 35: Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là

A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba

Câu 36: Sục V lít CO2(đkc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M thu được 10g kết tủa.V có giá trị là

A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít D. 2,24 lít hoặc 4,48 lít

Vận dụng cao

Câu 37: (ĐHKA – 2010) Hòa tan hoàn toàn 8,94g hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước, thu được dd X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa dd X bởi dd Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là?

A. 13,7g B. 18,46g C. 12,78g D. 14,62g

Câu 38: (ĐHKB – 2007)Nung 13,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dd NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là?

A. 5,8g B. 6,5g C. 4,2g D. 6,3g

Câu 39: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. KQ thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ:

 

Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m

A. 40 gam. B. 55 gam. C. 45 gam. D. 35 gam.

Câu 40: Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dd Ca(OH)2 0,2M và NaOH 0,3 M thu được m (g) kết tủa và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m’( g) chất rắn khan. Giá trị của m và m’ lần lượt là:

A. 6 gam; 7,56 gam B. 5,6 gam; 6 gam

C. 7,56 gam; 5,6 gam D. 5 gam; 7,56 gam

1D

2B

3A

4D

5A

6A

7A

8A

9C

10C

11A

12B

13A

14B

15B

16D

17D

18C

19D

20B

21A

22C

23A

24A

25C

26B

27D

28B

29A

30A

31A

32B

33A

34D

35B

36C

37B

38D

39C

40A


 

Gợi ý

Bài toán CO2 tác dụng với Ca(OH)2

Con đường tư duy:

Thiết lập hình dáng của đồ thị.

+ Khi sục CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 thì đầu tiên xảy ra pư

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Suy ra:

 Lượng kết tủa tăng dần

 Số mol kết tủa luôn bằng số mol CO2.

 Số mol kết tủa max = a (mol)

 đồ thị của pư trên là:

 

+ Khi lượng CO2 bắt đầu dư thì lượng kết tủa tan ra theo pư:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Suy ra:

 Lượng kết tủa giảm dần đến 0 (mol)

 Đồ thị đi xuống một cách đối xứng


 


 

 

CO2 phản ứng với dung dịch gồm: NaOH và Ca(OH)2

+ Khi sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Ca(OH)2 thì xảy ra pư:

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O (1)

CO32- + CO2 + H2O → 2HCO3- (2)

Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ (3)

+ Ta thấy: Số mol OH- = (x + 2y)  CO32- max = (0,5x + y)

Câu 30: Từ tỉ lệ của đồ thị bài toán  a = 0,2 mol.

+ Tương tự ta cũng có b = 2a = 0,4 mol

+ Vậy chọn đáp án A

Câu 39: Từ đồ thị(hình 1)  a = 0,3 mol.

+ Dễ thấy kết tủa cực đại = 0,3 + (1 – 0,3): 2 = 0,65 mol.

+ Từ kết quả trên ta vẽ lại đồ thị(hình 2): Từ đồ thị này suy ra khi CO2 = 0,85 mol  x = 1,3 – 0,85 = 0,45 mol

 m = 45 gam.

Câu 40: nCO2 = 0,15 mol. NOH- = 0,21 mol, nCa2+ = 0,06 mol

CO2+ 2OH- → CO3 2-+ H2O

0,105 0,21 →0,105

CO2 + CO3 2- + H2O → 2HCO3 -

0,045 →0,045→ 0,09

nCO32- = 0,06mol

Ca2+ +CO3 2-→ CaCO3

0,06 0,06 0,06

=> m↓ = 6g

Dd => mcrắn= 0,09 . 84 = 7,56g

KIỂM TRA 15 PHÚT

Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là

A. ns1 B. ns2 C. ns2np1 D. ns2np2

Câu 2: Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Na, K, Ba B. Mg, Ca, Ba C. Na, BaO, Mg D. Na, BaO, MgO

Câu 3: Chất được sử dụng trong y học, dùng để bó bột khi xương gãy là

A. CaSO4.2H2O B.MgSO4.7H2O C. CaSO4 D. CaSO4.H2O

Câu 4: Clorua vôi là chất bột màu trắng, có mùi hắc của clo, có tính oxi hóa mạnh được dùng để tẩy uế, khử trùng, tẩy trắng.... Công thức hóa học của clorua vôi là

A. CaOCl2. B. NaClO. C. BaCl2. D. KClO3.

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Kim loại kiềm thổ có kiểu mạng tinh thể giống nhau

B. Ca(HCO3)2 là muối không tan

C. Phương pháp trao đổi ionchir có thể làm giảm độ cứng tạm thời

D. Trong tự nhiên CaCO3 tồn tại ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn

Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho BaCO3 vào dung dịch HNO3

(b) Cho Ca vào nước

(c) Nhiệt phân Mg(HCO3)2

(d) cho du ng dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau

Ba BaCl2 BaCO3 BaSO4.

Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. Cl2, Na2CO3, H2 SO4 B. HCl, H2CO3, Na2SO4

C. NaCl, Na2CO3, Na2 SO4 D. HCl, K2CO3, Na2SO4

Câu 8: Cho các chất sau: BaO, Na2CO3, CaCO3, CaCl2. Số chất tác dụng được với HCl là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 9: Cho 9,125 gam muối hidrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 dư thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hidrocacbonat là

A. NaHCO3 B. Mg(HCO3)2 C. Ba(HCO3)2D. Ca(HCO3)2

Câu 10: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến khi phản ứng kết thúc. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị sau:

 

Giá trị của x trong đồ thị trên là

A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.

1A

2B

3D

4A

5D

6C

7A

8A

9B

10B


 

BÀI 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng

Kiến thức

Biết được: Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm .

Hiểu được:

- Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.

- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy

- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3 , muối nhôm.

- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh;

- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.

Kĩ năng

- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm

-Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.

-Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm, nhận biết ion nhôm

-Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.

-Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.

-Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

-Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng.

Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

B. Bài tập

Nhận Biết

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 2: Nhận định không phù hợp với nhôm là:

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

Câu 3: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội.

C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng.

Câu 4: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.

Câu 5: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit. B. quặng boxit.

C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.

Câu 6: Các chất Al(OH)3 và Al2O3 đều có tính chất

A. là oxit bazơ. B. đều bị nhiệt phân.

C. đều là hợp chất lưỡng tính. D. Đều là bazơ.

Câu 7: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là

A. Li2SO4 .Al2(SO4)3.12H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.12H2O.

Câu 8: Cho mẩu nhôm vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Dung dịch A là ?

A. NaAlO2, NaOH B. NaAlO2, H2O

C. NaOH, H2O D. NaAlO2, NaOH, H2O

Câu 9: Hợp kim nào không là hợp kim của Nhôm?

A. Silumin B. Thép C. Đuyra D. Electron

Câu 10: Để điều chế nhôm từ các hợp chất của nhôm người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp nhiệt luyện B. Điện phân nóng chảy

C. Điện phân dung dịch D. Phương pháp thủy luyện

Câu 11: Chất nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?

A. Al2O3 B. Al C. Ba D. Na

Câu 12: Chất nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?

A. Fe(OH)3 B. Al(OH)3 C. BaCO3 D. MgO

Câu 13: Câu khẳng định nào không đúng khi nói về nhôm oxit?

A. Tan trong NaOH

B. Có nhiệt độ nóng chảy rất cao

C. Tác dụng với HNO3 loãng tạo khí NO

D. Là chất rắn màu trắng

Câu 14: Câu khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở dạng đơn chất

B. Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ 3 sau oxi và silic về độ phổ biến trong vỏ trái đất

C. Quặng boxit có công thức Al2O3. 2SiO2

D. Quặng boxit có công thức Al2O3. SiO2

Câu 15: Trong quá trình điện phân nhôm oxit, ở ca tôt xảy ra quá trình

A. khử ion Al3+ B. Oxi hóa ion Al3+

C. khử ion O2- D. Oxi hóa ion O2-

Thông hiểu

Câu 16: Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3, và CuCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là

A. Al2O3 B. Cu và Al2O3 C. CuO và Al D. CuO và Al2O3

Câu 17:Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là

A. Ca(HCO3)2. B. CuSO4. C. Fe(NO3)3. D. AlCl3.

Câu 18: Phản ứng nhiệt nhôm là

A. 4Al + 3O2 2Al2O3.

B. Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O.

C. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2.

D. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe.

Câu 19: Kim loại nhôm khử N+5 của HNO3 thành N+2 (giả sử sản phẩm khử duy nhất của phản ứng). Số phân tử HNO3 đã bị khử là

A. 4 B. 6 C. 8 D. 10

Câu 20: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm chất cryolit Na3AlF6 với mục đích:

(1): Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3

(2): Làm cho tính dẫn điện cao hơn

(3): Để được F2 bên anot thay vì là O2

(4): Hỗn hợp Al2O3 + Na3AlF6 nhẹ hơn Al nổi lên trên, bảo vệ Al nóng chảy nằm phía dưới khỏi bị không khí oxi hóa.

A. 1 B. 1, 2, 4 C. 1, 2 D. 1, 3

Câu 21: Nhận xét nào dưới đây không đúng:

A. Al tan trong dung dịch NaOH và Mg(OH)2

B. Al có thể khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3

C. Na, Mg, Al đều dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2

D. Al, Fe, Cr không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

Câu 22: Để nhận biết ba chất Al, Al2O3 và Mg người ta có thể dùng dung dịch

A. BaCl2 B. AgNO3. C. HCl. D. KOH.

Câu 23: Để thu được kết tủa Al(OH)3 người ta dùng cách nào sau đây:

A. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH dư

B. Cho Al2O3 vào nước

C. Cho từ từ khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2

D. Cho từ từ tới dư HCl vào dung dịch NaAlO2

Câu 24: Các đồ dùng bằng nhôm để trong không khí một thời gian dài hầu như không bị ăn mòn. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:

A. Nhôm có lớp màng oxit bền bảo vệ. B. Nhôm không phản ứng với oxi.

C. Nhôm có lớp sơn ngoài bảo vệ. D. Nhôm là kim loại nhẹ.

Câu 25: Trường hợp nào sau đây sẽ xuất hiện kết tủa và kết tủa tan ngay

A. Cho từ từ dung dịch natri aluminat vào dd HCl

B. Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch nhôm clorua

C. Thổi từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2 )

D. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NH3

Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc nguội

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HNO3 loãng

(c) Cho Al vào dung dịch NaOH

(d) Điện phân nóng chảy Al2O3

Số thí nghiệm thu được chất khí là A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 27: Cho các chất sau: Al, Al2O3, NaHCO3, Al(OH)3, NaAlO2. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 2 B. 3 C. 4 D.5

Câu 28: Cho các phát biểu sau

(1) Để nhận biết ion Al3+ ta dùng dung dịch NaOH

(2) Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp giấy

(3) Corinđon dược dùng để chế tạo giấy nhám

(4) Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+, Ti4+ được dùng làm đồ trang sức

Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D.5

Câu 29: Có các dung dịch riêng biệt sau: Al2(SO4)3, MgSO4, BaCl2, Ba(HCO3)2. Nếu dùng dung dịch NaOH có thể nhận ra được số chất là

A. 2 B. 3 C. 4 D.5

Câu 30: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, Al(OH)3, Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A.3. B. 5. C. 2. D. 4.

Vận dụng

Câu 31: Cho NaOH đến dư vào dung dịch chứa MgSO4, CuSO4 ,Al2(SO4)3 được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho CO dư đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là:

A. MgO, Al2O3, Cu B. MgO, Cu C. MgO, CuO D. MgO, Al2O3, Cu

Câu 32: Cho các chất sau: NH4NO3, Al2O3, Al(OH)3, Al, Al2(SO4)3, CuSO4. Số chất tác dụng với NaOH là

A. 3 B. 4 C. 5 D.6

Câu 33: Cho 35,1 gam bột nhôm tan hoàn toàn vào dung dịch KOH dư thì thể tích H2 giải phóng (đkc) là bao nhiêu lít ?

A. 29,12 lít B. 13,44 lít C. 14,56 lít D. 43,68 lít

Câu 34: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được?

A. 0,2 B. 0,15 C. 0,1 D. 0,05

Câu 35: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:

A. 100% B. 90,9% C. 83,3% D. 70%

Câu 36: Cho từ từ đên dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

 

Tỉ lệ x : y trong sơ đồ trên là

A. 4 : 5. B. 5 : 6. C. 6 : 7. D. 7 : 8.

Vận dụng cao

Câu 37: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A.8,3 và 7,2. B. 11,3 và 7,8. C. 13,3 và 3,9. D. 8,2 và 7,8.

Câu 38: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol NaOH và y mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

 

Tỉ lệ x : y là

A. 3 : 2. B. 2 : 3 . C. 3 : 4. D. 3 : 1.

Câu 39: Cho V lít dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:

A.  0,9                          B.   0,45                   C.   0,25                             D.  0,6

Câu 40: Hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 1,8:10,2. Cho A tan hết trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch B và 0,672 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với 200ml dung dịch HCl thu được kết tủa D, nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 3,57 gam chất rắn. Tính nồng độ mol lớn nhất của dung dịch HCl đã dùng.

A.  0,75M                B.   0,35M               C.   0,55M                          D.  0,25M

Gợi ý

Con đường tư duy

Khi cho OH- vào dd muối Al3+, có các p.ứ

 

Al3+ + 3OH-  Al(OH)3 (1)

Al(OH)3 + OH-  AlO2- + H2O (2)

Al3+ + 4OH-  AlO2- + 2H2O (3) = (1)+(2) khi lượng Al(OH)3 ở (1) và (2) bằng nhau

 

* Biết và . Xác định lượng Al(OH)3

Nguyên tắc: Lập tỉ lệ T =

Có các trường hợp:

T

Mối tương quan

Phản ứng xảy ra

Sản phẩm

Đặc Điểm

Số mol kết tủa

 

< 3

(1)

Chỉ có Al(OH)3

OH- hết trước, Al3+

n=

=3

3<= 4

(1)

Al(OH)3 max

OH- , Al3+ pư vừa đủ

n= n=

3 <T <4

< 4

(1) (2)

Có cả Al(OH)3 và AlO2-

OH- hết, Al3+ hết

n=4 n-

4

4

(3)

Chỉ có AlO2-, không có kết tủa

OH-

Không có kết tủa

 

* Biết và . Xác định lượng OH-

Nguyên tắc: So sánh và

* Nếu = chỉ xảy ra phản ứng (1) => = 3

* Nếu : có hai trường hợp=> thường có 2 ĐS

TH1: Chỉ xảy ra phản ứng (1) Al3+ dư=> ĐS 1:

TH2: Xảy ra hai phản ứng (1) và (2)=> ĐS 2:

Chú ý: Nếu cho NaOH vào hh gồm ( muối Al3+ và axit H+ ) thì

 

Câu 35: Theo bài ra nAl = 0,24 mol, nFe2O3 = 0,11 mol

=> hiệu suất của phản ứng tính theo tính theo Fe2O3

Phản ứng: 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe (1)

2Al + 2NaOH + 6H2O  2Na[Al(OH)4] + 3H2 (2)

nAl dư = nH2 = 0,04 mol

  • nAl pư = 0,24 – 0,04 = 0,2 mol

  • Theo PT 1 ta có nFe2O3 pư = nAl = 0,1 mol

Hiệu suất phản ứng H =

Câu 36: Nửa phải đồ thị (II): , thay số ta có:

0,4a = 4a - y  y = 3,6a.

x : y = 3a : 3,6a = 5 : 6.

Câu 38: Giải: Số mol NaAlO2 = số mol Al(OH)3 max = y.

 

- (I) số mol HCl = x = 0,6 mol.

- Số mol Al(OH)3 = 0,2 mol.

- (III), nửa phải: Số mol HCl = 1,6 - 0,6 = 1,0 mol.

Áp dụng: , thay số:  y = 0,4 mol.

x : y = 0,6 : 0,4 = 3 : 2

 

1A

2A

3B

4D

5B

6C

7B

8D

9B

10B

11D

12B

13C

14B

15A

16A

17D

18D

19A

20B

21A

22D

23C

24A

25A

26B

27D

28C

29C

30A

31D

32D

33D

34C

35B

36B

37D

38A

39A

40C


 

KIỂM TRA 15 PHÚT

Câu 1: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Ag. B. Cu. C. Fe D. Al.

Câu 2: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch

A. NaOH và HCl. B. KCl và NaNO3.

C. NaCl và H2SO4. D. Na2SO4 và KOH.

Câu 3: Chất không có tính lưỡng tính là

A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al2O3. D. Al(OH)3.

Câu 4: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng.

C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên

Câu 5: Cho dãy phản ứng:X  AlCl3  Y Z  XE

X, Y, Z, E lần lượt là

A. Al, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2. B. Al(OH)3, Al, Al2O3, NaAlO2.

C. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2. D. Al, Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây sẽ xuất hiện kết tủa, và kết tủa tan ngay

A. Cho từ từ dung dịch natri aluminat vào dd HCl

B. Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch nhôm clorua

C. Thổi từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2 )

D. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NH3

Câu 7: Phản ứng của cặp chất nào dưới đây không tạo sản phẩm khí?

A. Al(NO3)3 + Na2S B. AlCl3 + Na2CO3

C. Al + NaOH D. AlCl3 + NaOH

Câu 8: Chất nào sau không làm xanh nước quỳ tím:

A. NaOH B. NaAlO2 C. Na2CO3 D. Na2SO4

Câu 9: Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M . Xác định nồng độ mol/l NaOH trong dung dịch sau phản ứng.

A. 1M B. 2M C. 3M D. 4M

Câu 10: Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng bột Al dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng cho khối lượng rắn vào dung dịch NaOH dư. thu được 0,672 lit (đktc) khí. Khối lượng bột Al đã dùng là:

A. 9,84 g B. 9,54 g C. 5,94 g D. 5,84 g

1A

2A

3B

4A

5A

6A

7D

8D

9A

10B


 

III. Khả năng áp dụng của giải pháp

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhóm halogen ở trên, tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học tại lớp 12 tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Sau một quá trình triển khai thực hiện đề tài “Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 đối chiếu với mục đích của đề tài, tôi đã đạt được kết quả chính sau:

Đã tuyển chọn và xây dựng được bài tập trắc nghiệm khách quan: Kim loại kiềm và hợp chất kim loại kiềm; kim loại kiềm thổ và hợp chất kim loại kiềm thổ; nhôm và hợp chất, bám sát mục tiêu của bài học, sắp xếp khoa học, logic theo 4 mức độ nhận thức của học sinh.

Áp dụng cho học sinh lớp 12 chuyên Anh, chuyên Sinh, chuyên Trung trong quá trình tự học. Kết quả là 100% học sinh trong lớp có hứng thú với hệ thống bài tập được xây dựng. Sau khi sử dụng tài liệu tự học do giáo viên cung cấp, chất lượng môn Hóa của lớp được nâng lên thể hiện qua kết quả các bài kiểm tra của học sinh 2 lớp chuyên Anh, chuyên Sinh, chuyên Trung đạt 80% khá giỏi trở lên. Vì vậy, được đồng nghiệp tin tưởng và sử dụng trong các năm học tiếp theo.

IV. Hiệu quả, lợi ích thu được

Đối với giáo viên: Việc tuyển chọn, xây dựng và thực hiện đề tài đã giúp tôi và các đồng nghiệp có một nguồn tài liệu hữu hiệu phục vụ giảng dạy. Tạo tiền đề cho giáo viên xây dựng các chương tiếp theo trong chương trình Hóa THPT để phát triển năng lực tự học cho học sinh nhằm đáp ứng được các kỳ thi THPt quốc gia và mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Đối với học sinh: Hệ thống bài tập được cung cấp giúp các em nắm vững được mục tiêu của bài. Đồng thời là tài liệu tự học, tự nghiên cứu rất hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh và đáp ứng được những đổi mới vầ kiểm tra, đánh giá.

V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhóm halogen ở trên không chỉ áp dụng đối với học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mà còn có thể sử dụng hiệu quả tại các trường THPT khác trong tỉnh cũng như toàn quốc.

VI. Kiến nghị và đề xuất

Việc tuyển chọn, xây dựng các bài tập phù hợp với đối tượng trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết. Nó giúp cho mỗi giáo viên tự nâng cao chuyên môn đồng thời bổ xung tài liệu tham khảo thiết thực cho bộ môn. Do vậy, tôi mong muốn các bài tập đã xây dựng được các giáo viên trong toàn tỉnh cập nhật để tham khảo trong quá trình dạy học.

Với mong muốn và khát khao to lớn nhưng kinh nghiệm còn hạn chế, nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót; Tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp các bạn đồng nghiệp để xây dựng hoàn thiện đề tài này, nhằm đóng một phần nhỏ cho phương pháp dạy và học môn Hóa tại các trường trung học phổ thông.

VII. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng giải pháp lần đầu (nếu có).

1. Bùi Thị Thu Hà – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

2. Nguyễn Hải Yến - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

3. Bùi Thị Anh - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây