Sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay một phần là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT còn rất hạn chế và yếu kém dẫn đến việc các em học sinh không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình. Sau nhiều năm tư vấn, định hướng cho các em học sinh THPT chọn ngành học, Hệ thống T3H đã đúc kết thành Quy trình 5 bước lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT. Dưới đây là Quy trình 5 bước:
Bước 1: Hỏi ý kiến Thầy cô, cha mẹ
“Nếu thật sự đến giờ phút này các em vẫn không biết mình thích điều gì, đam mê gì, có khả năng gì... thì hãy lắng nghe cha mẹ”
Hỏi từ những người đi trước, các em sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích từ những trải nghiệm của năm tháng mà thầy cô, cha mẹ đã đi qua. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn thực tế về việc chọn ngành, nghề. Trên hết nghề nghiệp mà các em theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân bởi lẽ công việc là tương lai là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người.
Bước 2: Các em học sinh cần xác định năng lực học tập và điều kiện hiện tại của mình có hợp với nghề không. Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các em định theo học hoặc các năng khiếu mà mình có (như múa, vẽ, ca hát) để có hướng đi phù hợp cho bản thân. Nhận được lời khuyên từ những chuyên gia là một phương thức hữu hiệu trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông vốn còn nhiều bỡ ngỡ.
Bước 3: Sau khi đã chọn được nghề mình mong muốn theo đuổi, các em phải tận dụng các cơ hội có được làm một số việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để xem thử năng lực, tính cách của bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Cũng như để rút ra kinh nghiệm và để xem cách mọi người xung quanh nhận xét về kết quả lao động của những công việc đó như thế nào từ đó nhận ra liệu có thực sự yêu thích và phù hợp với công việc đó hay không và nếu có mắc sai lầm cũng biết cách điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn.
Bước 4: Tìm hiểu về nghề mình sẽ chọn. Các em có thể tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách, từ internet, từ sách vở, từ các bậc tiền bối đàn anh đàn chị đi trước, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp. Những kiến thức em cần phải nắm về nghề của mình là: tên ngành học là gì, những trường nào đào tạo, đào tạo chương trình ra sao, học xong các em sẽ trở thành người như thế nào, thi khối gì, thị trường việc làm của nghề đó hiện nay… Các em có thể tìm đến các diễn đàn của trường mà mình định thi vào để tra cứu thông tin cũng như nhận được những lời chia sẻ của các sinh viên và cựu sinh viên của trường, sau đó có thể tự mình đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn của nghành nghề mà mình đang có ý định.
Bước 5: Sẵn sàng chuẩn bị phương án hai nếu chẳng may thất bại. Rất có thể các em học sinh sẽ không thể đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn. Cha mẹ các em nên là người chuẩn bị sẵn tinh thần cho các em và các em học sinh cũng cần hiểu rằng Đại học không phải là tất cả. Các em vẫn có thể thành công bằng những con đường khác. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn giản là chuẩn bị cho các em kiến thức mà còn là định hướng tâm lý cho em học sinh nếu chẳng may các em thất bại hoặc vấp ngã. Nếu có quyết tâm các em học sinh có thể tiếp tục ôn tập và thi lại vào các trường đã đặt ra mục tiêu từ đầu hoặc lựa chọn một hướng đi khác phù hợp với năng lực của mình hơn.
Chúc các em lựa chọn cho mình được ngành nghề học phù hợp với bản thân và cơ hội phát triển trong tương lai!
Tác giả bài viết: Đoàn Hà sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn