Tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước.

Chủ nhật - 26/05/2019 08:36
Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh.Vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn đuối nước. Thực hiện công tác tăng cường phòng chống đuối nước, cũng là thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, đặc biệt để chuẩn bị cho một kì nghỉ hè đang đến gần, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tiến hành tập huấn, tuyên truyền về công tác phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh.
Mặc dù trong những năm gần đây, công tác phòng chống tai nạn đuối nước luôn được các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cơ sở giáo dục tích cực triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, tình trạng đuối nước vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều học sinh bị thương, gây tổn thất nặng nề về tinh thần, vật chất đối với gia đình, xã hội.
Thực hiện công tác tăng cường phòng chống đuối nước, cũng là thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019, đặc biệt để chuẩn bị cho một kì nghỉ hè đang đến gần, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tiến hành tập huấn, tuyên truyền về công tác phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh.
Dưới sự hướng dẫn của các thầy Lưu Văn Tuấn và các thầy cô giáo, hơn 900 bạn học sinh của nhà trường đã có được những hiểu biết cơ bản về tai nạn đuối nước, kỹ năng và cách thức phòng chống đuối nước, đặc biệt có được cách xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất khi tai nạn đuối nước xảy ra.
e010145810b0f5eeaca1

Thầy Lưu Văn Tuấn đã nhấn mạnh các kiến thức về tai nạn và kĩ năng phòng chống đuối nước:
Về nguyên nhân gây đuối nước:   
- Do bản tính hiếu động, tò mò; tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Quá chủ quan, không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. Hoặc có thể do môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm.
- Đặc biệt lưu ý đến các trường hợp có thể xảy ra tai nạn đuối nước: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm;  ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút  rồi ngất đi…
Cách phòng tránh tai nạn đuối nước: Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ. Không nên chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn
* Những nguyên tắc an toàn khi bơi:
+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn
+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi & cứu đuối.
+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.
+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
+ Phải khởi động trước khi xuống nước.
+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
+ Không dùng các phao bơm hơi.
+ Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi,kèm.
+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.
Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước: 
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước. 
 - Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dai, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên…
- Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực: 
+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không; nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.
+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.
- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước…
Không chỉ tuyên truyền, thầy còn trực tiếp hướng dẫn cách thức sơ cứu khi không may xảy ra tai nạn đuối nước và các tai nạn đáng tiếc khác.
a96f03e0a315464b1f04
 
fc5ffaa04a7baf25f66a
 
aaa0e51145e4a0baf9f5

Buổi tập huấn đã điễn ra thành công tốt đẹp và đã nhận được sự ủng hộ và tham gia hào hứng, sôi nổi của học sinh. Các bạn đã có rất nhiều câu hỏi, tranh luận về các kiến thức đã học.
3fd77fb97b519e0fc740

Qua đây cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh có thêm các kĩ năng hữu ích, thiết thực về  phòng tránh tai nạn đuối nước cho mình, tuyên truyền trong cộng đồng để giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Một số hình ảnh khác của hoạt động:
0581fa205ad5bf8be6c4
 
8e7046920949ec17b558
 
7372d246619d84c3dd8c
 

Tác giả bài viết: Đỗ Thùy Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TKB KHOA BIỂU ONLINE 2023-2024
LỊCH BÁO GIẢNG ONLINE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây