Cổng thông tin điện tử trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

https://chuyenlequydondb.edu.vn


MỘT SỐ LƯU Ý TRONG DẠY HỌC ĐỂ ĐÁP ỨNG THI THPTQG MÔN SINH HỌC

Vừa qua Bộ GD & ĐT đã công bố phương án thi THPTQG năm 2017, nội dung thi và đề thi có những thay đổi rất rõ theo hướng phân loại năng lực của học sinh. Theo đó thì điểm mới và khó nhất trong đề thi THPTQG năm 2017 là nhiều câu hỏi với thời gian làm bài ít hơn so với trước đây
Vừa qua Bộ GD & ĐT đã công bố phương án thi THPTQG năm 2017, nội dung thi và đề thi có những thay đổi rất rõ theo hướng phân loại năng lực của học sinh. Theo đó thì điểm mới và khó nhất trong đề thi THPTQG năm 2017 là nhiều câu hỏi với thời gian làm bài ít hơn so với trước đây ( 40 câu làm trong 50 phút, trong khi đó những năm trước là 50 câu làm trong 90 phút). Đây là một áp lực, thách thức lớn đối với học sinh. Học sinh muốn có điểm khá giỏi thì học sinh phải có kỹ năng giải nhanh, tốc độ làm bài cực nhanh, tư duy tốt, bản lĩnh thi cử vững vàng. Mặt khác đối với môn thi trắc nghiệm, trong phòng thi mỗi học sinh có một đề riêng độ trùng lặp câu hỏi giữa các đề không vượt quá 20%. Vì vậy từ chỗ học trọng tâm, trọng điểm những gì thường ra đề kiểm tra, đề thi  chuyển sang học rộng, học chắc chắn, học để hiểu và nắm đúng bản chất vấn đề chứ không còn học tủ, học thuộc lòng.
Hơn nữa đề thi minh họa của Bộ GD& ĐT đã giúp chúng tôi tạm thời xây dựng được ma trận đề thi năm 2017 cho môn Sinh học. So với ma trận đề thi của những năm trước thì năm nay cũng có một số đổi mới nhất định.
Chuyên đề Các câu thuộc chuyên đề Lý thuyết / Bài tập
Cơ chế di truyền biến dị 8 6/2
Tính quy luật của hiện tượng DT 10 1/9
Di truyền quần thể 4 0/4
Ứng dụng di truyền học 1 1/0
Di truyền người 2 0/2
Tiến hóa 5 4/1
Sinh thái 10 8/2
Tông số câu 40 20/20
 
Dựa vào phân tích tỉ lệ bài tập và lí thuyết trong đề thi minh họa có thể nhận thấy phần lí thuyết và bài tập có mức điểm ngang nhau ( Khác với những năm trước đây lí thuyêt chiếm 60% bài tập chiếm 40%)
Chuyên đề Nhận biết/ thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
Cơ chế di truyền biến dị 2 4 2 8
Tính quy luật của hiện tượng DT 1 6 3 10
Di truyền quần thể   3 1 4
Ứng dụng di truyền học 1     1
Di truyền người   1 1 2
Tiến hóa 4   1 5
Sinh thái 4 4 2 10
Tông số câu 12 18 10 40
 
Đề không tập trung nhiều ở mức độ nhận biết/ thông hiểu ( thang thấp nhất của quá trình học tập) mà tập trung nhiều ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao. Về độ khó, 12 câu ở mức độ nhận biết/ thông hiểu chỉ tập trung vào khối kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Trong số 18 câu vận dụng ở mức độ thấp  có khoảng 8-10 câu ở mức độ tương đối dễ điều này đồng nghĩa với 50% số câu ở mức độ cho học sinh xét tốt nghiệp. 10 câu ở mức độ vận dụng cao có tính phân hóa cao sẽ là thử thách đối với học sinh để có thể đạt được 2,5 điểm còn lại.
Trước những đổi mới trên, việc thay đổi lại cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh cũng như kĩ năng làm bài của học sinh là tất yếu. Trong giới hạn của buổi hội thảo, tôi xin phép đi vào nội dung thay đổi cách dạy của giáo viên trong phạm vi bộ môn Sinh học ở một số vấn đề sau:
1. Khai thác bằng hết các kiến thức trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng . Đặc biệt phải hướng học sinh đọc sách giáo khoa vì mỗi câu trong sách giáo khoa đều có thể trở thành lời dẫn hoặc một đáp án trong câu trắc nghiệm....Phải hướng dẫn học sinh hiểu và khai thác tất cả các kênh hình trong sách giáo khoa.  
2. Phải hệ thống được các dạng bài tập ở các phần kiến thức có bài tập      ( tập trung chủ yếu ở phần Tính quy luật của hiện tượng di truyền, di truyền học quần thể). Với thời lượng 1,2 phút/câu, các bài tập sẽ thiên về kiểm tra kiến thức bản chất sinh học nên khi chọn bài tập cho học sinh làm cũng cần chú ý giảm bớt các bài tập thiên về kiểm tra khả năng tính toán, thuật toán của học sinh. Khi dạy bài tập phải dạy học sinh làm theo cách tự luận trước để học sinh hiểu được bản chất sinh học sau đó mới có thể cung cấp cho học sinh cách làm nhanh nếu có. ( cung cấp ngay cách làm nhanh nhiều lúc học sinh không hiểu vận dụng ở một số trường hợp sẽ không đúng).
3. Các giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn phải kết hợp, cộng đồng trách nhiệm để xây dựng được một ngân hàng câu hỏi có chất lượng, với mỗi phần kiến thức đều có các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau. Từ ngân hàng câu hỏi có được mỗi giáo viên tách câu hỏi theo chủ đề kiến thức và lựa chọn cung cấp cho học sinh làm khi học các chuyên đề. Nhờ vậy học sinh được luyện kĩ năng và đồng thời hiểu đúng, sâu, rộng hơn về lượng kiến thức vừa học đây là cơ sở để học sinh có thể đáp ứng thi THPTQG vừa có thể sẵn sàng cho phương án thi tuyển sinh riêng của một số trường Đại Học.
4. Sau khi học xong các chuyên đề kiến thức giáo viên tự chủ động tạo ra các đề luyện theo ma trận đề để cho học sinh luyện. Khi tạo đề cho học sinh làm chú ý làm lời dẫn có độ dài tương ứng với đề thi THPTQG. ( Vì trong các đề thi chính thức của bộ môn sinh trong thi THPTQG lời dẫn minh bạch rõ ràng không gây hiểu nhầm kiến thức nên dài làm cho đề thi của môn sinh học bao giờ cũng dài nhất trong các môn thi trắc nghiệm ví dụ Năm 2015: 8 trang A4; Năm 2016: 9 trang A4). Phương án trả lời phải có độ nhiễu cao ( câu hỏi lí thuyết).
6. Khi cho học sinh luyện đề cần tạo áp lực về thời gian và nếu kết hợp làm đề cả ba môn trong tổ hợp KHTN là tốt nhất.
Nguyễn Minh Nguyệt
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây