NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH ĐÁP ỨNG THI THPTQG 2016-2017
- Thứ ba - 18/10/2016 07:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trong nhất trong số các ngôn ngữ nước ngoài vì nó đã trở thành ngôn ngữ quốc tế, tầm quan trọng của nó thể hiện rõ trong giao tiếp, trong công việc và đặc biệt trong quá trình hội nhập để phát triển đất nước. Song trình độ tiếng Anh thể hiện rõ trong kì thi THPTQG ở tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung đều rất thấp. Điều nay gây ra nhiều trăn trở, suy nghĩ cho những nhà giáo dục chuyên về tiếng Anh. Với tư cách là giáo viên Tiếng Anh, tôi thay mặt tổ ngoại ngữ đóng góp một chút ý kiến của mình để phần nào cải thiện chất lượng của bộ môn trong năm học 2016-2017
I. Thực trạng:
- Kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015, 2016 bộ môn tiếng Anh rất thấp tuy học sinh không bị điểm liệt. Các em không làm tốt phần đọc và phần viết.
- Học sinh đạt điểm thấp cũng do thái độ học tập môn tiếng Anh của các em. Dẫu biết rằng môn tiếng Anh là một môn bắt buộc thi để xét công nhận tốt nghiệp nhưng hầu hết học sinh chỉ mong “không liệt” nên chưa đầu tư thời gian cho môn này. Để đầu tư cho môn thi đại học, trong giờ học ngoại ngữ cac em mệt mỏi, hoặc lấy môn khác ra học.
- Thêm vào đó, nội dung đề thi bao gồm những kiến thức tích lũy, kế thừa từ những năm học cấp hai cho đến hết lớp 12 (bao gồm chủ yếu từ vựng và ngữ pháp) mà các em thì lười học từ, lười làm bài tập ngữ pháp. Số khác thì không biết cách học như thế nào cho dễ thuộc, dễ nhớ.
- Một bất lợi nữa dẫn đế kết quả thấp là do tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ nước ngoài học từ nào học sinh biết từ đó và phải học thuộc từ vựng, ngữ pháp và học trước quên sau vì các em không có môi trường thực hành, hơn nữa vốn từ của tiếng anh rất đa dạng, khó.
- Chưa đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ giáo dục là học và dạy tiếng anh theo chiều hướng giao tiếp bốn kĩ năng nghe nói đọc viết nhưng thi chủ yếu là từ vựng, ngữ pháp đọc viết. Bên cạnh đó đề có 80 câu là thuộc những chuyên đề khác nhau, mỗi chuyên đề khối lượng kiến thức rất lớn và nhỏ vụn nên học sinh dù học đi học lại vần hay quên.
- Đối với lớp học sách cơ bản kiến thức từ vựng với các em khá nặng bên cạnh cấu trúc ngữ pháp đòi hỏi các em chăm chỉ nghiêm túc học bài. Với các năm trước hai kì thi tách biệt thì điểm ngoại ngữ khá cao có khi còn là môi cứu môn khác song khi ghép 2 kì thi kiến thức cơ bản chỉ chiếm 20 % trong đề mà nếu ôn kiếm thức nâng cao cho các em các em không thể tiếp thu được. Đối với các lớp chuyên Anh thì trình độ không đồng đều mỗi lớp có khoảng 1/3 học sinh đam mê ngoại ngữ thực sự và các em tự giác trong học tập, tự học, và khao khát tìm tòi kiên thức mới, năng động phát huy tốt khả năng tiếng Anh không chỉ trong giao tiếp mà còn trong các kì thi đạt điểm khá cao số còn lại kiến thức còn hạn chế nhiều học sinh chuyên Anh không bằng một số học sinh chuyên khác nhưng do các em không thi vào lớp chuyên Anh.
- Một số giáo viên còn ôm đồm kiến thức, phương pháp dạy-học, ôn tập còn chậm đổi mới, đặc biệt đổi mới về kiểm tra, thi cử.
- Sự ôn tập cho HS 12 chưa tập trung nhiều vào kỹ năng đọc và kỹ năng viết cho HS ( mà 2 kỹ năng này chiếm nhiều điểm trong đề thi)
Từ những lí do trên dẫn đến kết quả kì thi THPT quốc gia môn ngoại ngữ những năm qua còn hạn chế.
II. Điểm mới trong kì thi THPT quốc giao 2016-2017
- Bất lợi: Số câu từ 80 câu giảm còn 50 câu mà lượng kiến thức cho đề thi rất rộng đòi hỏi cả học sinh và giáo viên phải ôn hết kiến thức, phân tích trong đề thi minh họa của bộ cũng chỉ khoảng 30 % trong trương trình cơ bản trong đó 20 câu là bài đọc mà học sinh thường mất điểm ở phần này.
- Thuận lợi: Không có bài tự luận viết câu, viết đoạn văn đây là thuận lợi lớn nhất cho học sinh vì khả năng viết của hầu hết các em rất yếu trừ các học sinh dùng tiêng Anh là môn xét đại học và chiếm khá nhiều điểm của học sinh. Với phần viết câu cac em chỉ cần sai 1 lỗi chỉnh tả là không có điểm nên các em rất dễ mất điểm thì năm nay đã được thay thế bằng trắc nghiệm và bỏ viết đoạn.
III. Biện pháp:
Để khắc phục hạn chế của các năm và nâng cao chất lượng thi năm học 2016-2017 tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau:
- Việc quan trọng đầu tiên là phận loại đối tượng học sinh ở từng lớp để giáo viên có kế hoạch soạn giảng, đưa ra hệ thống bài tập, đề ôn sao cho phù hợp với đối tượng ở các mức độ khác nhau như nhận biết, thông hiểu vận dụng.
- Bám sát cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2015, 2016, đặc biệt đề thi minh họa của bộ vừa mới ban hành Tổ tiếng Anh xây dựng kế hoạch dạy – học, ôn tập cho học sinh lớp 12 nhằm đáp ứng kỳ thi THPT quốc gia 2016 - 2017 như sau:
A. Giờ dạy chính khóa: Với các lớp chỉ thi Tiếng Anh xét tốt nghiệp
Dạy theo PPCT quy định, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, tuy nhiên giáo viên dạy khối 12 thống nhất thiết kế lại một số câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp yêu cầu, dạng đề thi THPT quốc gia 2016-2017.
- Thiết kế bài học sao cho có tính thực tiễn thay đổi nội dung sáo rỗng không thực tiễn bằng các dạng bài, kiến thức phù hợp với năng lực, cập nhật thông tin mới nhất để tránh dạy kiến thức cũ, kém tính thú vị, mang tính chất sách vở gây nhàm chán cho học sinh.
- Kiểm tra bài tập, kiến thức của từng đơn vị bài một cách nghiêm túc và đa dạng hóa hình thức kiểmtra đánh giá theo nhận thức của học sinh để từ đó kích kích tinh thần học tập của các em không nên chỉ tập trung kiểm tra viết mà tăng cường nghe nói để giúp các em tái hiện ngôn ngữ , hướng dẫn học sinh tự học theo từng đơn vị bài học.
- Đối với những lớp có cả học sinh thi tiếng Anh chỉ để xét tốt nghiệp và học sinh thi tiếng Anh để xét đại học giáo viên sẽ phải vất vả hơn nhiều trong công tác soạn giảng để đáp ứng được 2 yêu cầu vừa đàm bảo cho các em kiến thức cơ bản và đan xen kiến thức nâng cao để các em có cơ hội nâng cao mức điểm.
B. Giờ dạy buổi chiều và giai đoạn ôn thi
1. Tập trung kiểm tra, củng cố các kỹ năng các em đã được học ở các giờ học chính khóa: (kiểm tra từ vựng, kỹ năng đọc, viết trên cơ sở từ, ý, chủ đề bài đọc) nhằm xoáy sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh với mục tiêu học sinh học được gì, nắm chắc kiến thức đó trong từng đơn vị bài học, tiết học.
2. Tham khảo và mạnh dạn sử dụng triệt để các tài liệu trong quá trình dạy học, chú trọng công tác soạn bài thiết thực, hiệu quả, lưu ý hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp từng đối tượng HS. Soạn các đề tham khảo (bao gồm tóm tắt lý thuyết từ vựng, ngữ pháp của từng unit hoặc hướng dẫn giải) để HS làm quen với đề trong quá trình học.
3. Có những bài test mẫu sau mỗi đơn vị bài học để học sinh vừa củng cố kiến thức đã học vừa rèn kỹ năng làm bài, hướng dẫn HS cách học từ vựng, làm bài tập cũng như chuẩn bị, soạn bài ở nhà, giáo viên kiểm tra đôn đốc học sinh thực hiện nghiêm túc bài tập đã giao.
Cụ thể:
+ Với nhóm học sinh cần bổ trợ kiến thức cơ bản: tập trung kiểm tra từ vựng, dạy lại những kiến thức học sinh nắm chưa vững, hướng dẫn các em làm các bài tập trong giờ chính khóa chưa giải quyết xong (yêu cầu các em làm đi làm lại nhiều lần), cố gắng các em thuộc bài trên lớp, (vì số HS một phần vì lười, một phần là vì các em không thể tự học nếu không có sự trợ giúp của thầy cô). Với nhóm HS này, phấn đấu các em đạt 3-3.5 điểm.
+ Với nhóm học sinh ôn tập đáp ứng nhu cầu xét công nhận tốt nghiệp: bám sát bài dạy tiết chính khóa, kiểm tra từ vựng, ngữ pháp, hướng dẫn các em đọc, viết lại trên cơ sở từ, ý, chủ đề bài đọc, ôn tập các chủ điểm từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng đọc, viết dựa vào cấu trúc đề thi minh họa. Hướng dẫn các em học ở nhà ví dụ viết lại bài , tóm tắt lại bài để trình bày lại trên lớp theo nhóm, cặp, để học sinh có cơ hội tái hiện lại từ vựng ngữ pháp, kiến thức học sinh đã được học trong tiết học, thường xuyên kiểm tra bài cũ trên cơ sở kiến thức cơ bản kiểm tra theo trình độ nhận thức của các em có tính lựa chọn phần kiểm tra cho phù hợp với từng học sinh trên lớp phấn đấu nhóm HS này đạt từ 3.5 -5 điểm.
+ Với nhóm học sinh ôn luyện đáp ứng nhu cầu chọn môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển vào Đại học: ngoài dạy, ôn tập cho HS đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, GV bổ sung cho các em một số bài tập vận dụng cao, hoặc kiến thức nâng cao thường gặp trong các đề thi. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (giao các đề tham khảo cho các em tự làm), đến lớp GV sửa bài và củng cố lại kiến thức. GV cố gắng giúp các em đạt 6 điểm trở lên.
4. Động viên giáo viên và học sinh tham gia các sinh hoạt ngoại khóa nhằm mục đích cho HS những trải nghiệm, sáng tạo, vui chơi, giải trí, chơi mà học, học mà chơi để HS yêu thích môn tiếng Anh hơn, định hướng học sinh có buổi dã ngoại với thầy giáo trợ giảng mới về để có môi trường giao tiếp tiếng anh tự nhiên và hiệu quả. Tổ chức CLB tiếng Anh hàng tuần cho thầy cô nhằm nêu gương tinh thần học tập không ngừng của thầy cô, và chắc chắn tất cả thầy cô sẽ có thể hỗ trợ, giúp HS học môn tiếng Anh trên lớp.
C. Định hướng ôn theo cấu trúc đề minh họa
1. NGỮ ÂM (4 câu – 2 câu phát âm+ 2 vâu trọng âm ): Học sinh cần phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu. Điều này đòi hỏi các thầy cô phát âm chuẩn và khi dạy từ cho học sinh các từ cần có phiêm âm và hướng dẫn các em phát âm chính xác các từ đó ở từng đơn vị bài. Các trường hợp ngoại lệ nhất thiết phải nhớ vì đề thi rất hay ra.
2. NGỮ PHÁP - TỪ VỰNG (21 câu):
- Ngữ pháp: nên bám sát SGK vì ngữ liệu của đề thi đại học bám rất sát khung của SGK. Với các hs muốn đạt điểm cao thì chú trọng các dạng đặc biệt, nâng cao của các chuyên đề ngoài kiến thức cơ bản.
- Từ vựng: Giới thiệu phương pháp Logic và Thẩm thấu các em thử áp dụng. Đây là một trong những bí quyết thành công bao thế hệ học sinh.
Bước 1: Logic: Chuẩn bị một cuốn sổ từ, ghi theo logic, chuyên đề các dạng từ của đề thi gồm Idioms (thành ngữ), Cụm động từ (Phrasal verb), Cấu trúc câu (Phrase, Pattern), Sự kết hợp từ (Collocation). Từ thực tế nhiều năm giảng dạy các em khối chuyên anh và các em yêu thích tiếng Anh đều có cuốn sổ này.
Bước 2: Thẩm thấu: Ghi nhớ từ bằng cách viết ra nháp, làm thẻ học từ mang theo người, có thể ôn luyện bất cứ lúc nào. Bằng cách thô sơ này từ sẽ được thẩm thấu theo dạng trí nhớ ngắn hạn, hình thành đường mòn trong não bộ bằng cách lặp đi lặp lại (repetition).
Bước 3: Tiếp tục thẩm thấu từ bằng cách làm các bài tập từ vựng, đọc hiểu nhiều, và đặc biệt các em tăng cường giao tiếp với người nước ngoài, thầy trợ giảng, nghe bài hát tiếng Anh, thời sự bằng tiếng Anh, xem phim phụ đề tiếng Anh nhằm đưa từ vào tình huống chứa từ. Bằng cách này, chúng ta sẽ làm từ “sống”, từ sẽ thẩm thấu tự nhiên vào não bộ dạng trí nhớ dài hạn.
- Từ đồng nghĩa trái nghĩa (4 câu): Phần này đòi hỏi kiến thức từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu dựa vào ngữ cảnh của câu. Luôn áp dụng kỹ năng suy luận và loại trừ.
3. CHỮA LỖI: (3 câu): nắm chắc cấu trúc câu, hòa hợp chủ vị, cấu trúc song song và các kiến thức từ loại. Lỗi khó chịu hay mắc phải chính là dạng hòa hợp chủ vị, các lỗi về từ như like, alike, most, almost, other, another hoặc các lỗi về quantifiers. Không nên chỉ đọc các phần được gạch chân mà hãy đọc cả câu. Nếu chưa tìm được lỗi hãy dùng phương pháp loại trừ.
4. ĐỌC HIỂU ĐIỀN TỪ (5 câu): Xem xét từ đứng trước/sau chỗ trống rồi đọc lại toàn bộ. Chú ý các collocation, các phrase hoặc phrasal verb.
5. ĐỌC HIỀU (15 câu): Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bài thi. Năm 2015, 2016, bài đọc hiểu chiếm 30/64 câu trắc nghiệm. Kĩ thuật làm bài là quan trọng nhất, thứ nhì là đến từ vựng, khả năng đoán từ, phải có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn key word tốt.
6. VIẾT CẤU TRÚC (3 câu – trắc nghiệm): Dạng bài viết lại câu đồng nghĩa với câu cho sẵn đòi hỏi học sinh phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc câu. Cấu trúc ngữ pháp rất dễ rơi vào câu đảo ngữ, câu điều kiện (dạng if only, but for, unless…), bị động đặc biệt. Ngoài ra cần nắm vững cấu trúc câu cơ bản cũng như một số thành ngữ, phrasal verb.
D. Những nguyên tắc cần thực hiện
Nguyên tắc 1: Làm bài tập càng nhiều càng tốt
Nguyên tắc 2: Không bỏ trống bất kỳ đáp án nào. Khi điền bừa, khả năng đúng là 25% (1 trong 4 đáp án) nhưng nếu bỏ trắng cơ hội là 0%.
Nguyên tắc 3: Vốn từ sâu/ rộng là sức mạnh. Áp dụng thật nhuần nhuyễn phương pháp Logic – Thẩm thấu.
Nguyên tắc 4: Không mắc lỗi nhỏ. Nhiều lỗi nhỏ sẽ trở thành lỗi to, mỗi chỗ bị trừ điểm 1 chút là sẽ mất điểm nhiều
LUYỆN THI NGAY TỪ LỚP 10, 11
Các em nên xác định sớm khối học để lập lộ trình học tập.
Lớp 10: Lấp hổng kiến thức, củng cố ngữ pháp, từ vựng
Lớp 11: Học để đạt thang điểm 5-6
Lớp 12: Luyện các bài tập nâng cao để đạt 7+ 8+ đến 9, ôn tập lại kiến thức cơ bản, kĩ năng và chiến thuật làm bài thi để tuyệt đối không sai sót trong phần thi cơ bản của thang điểm 7. Phần lớn các học sinh học ngay từ lớp 10 một cách nghiêm tức đều đạt điểm 7 trở lên.
Sang đến giai đoạn nước rút như thời điểm 2 tháng cuối học sinh khối 12 sẽ cần:
– Tăng tốc hơn nữa ở các dạng đề theo chủ điểm ngữ pháp
– Các kiến thức nâng cao, các mẫu câu phức tạp.
– Thường xuyên làm nhiều đề khác nhau, tập cho mình khả năng làm quen với các dạng bài khác nhau, các chủ đề khác nhau để bổ sung
– Cải thiện thêm vốn từ vựng cũng như sự hiểu biết về chủ đề đó.
Với cách thức học tập này, để có thể đạt được hiệu quả tối đa, ngoài việc tập trung ôn thi tại trường dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các thầy cô, một yếu tố quan trọng không kém chính là tính tự học, tự tìm thêm tài liệu và dành nhiều thời gian để ôn luyện tại nhà bằng các trang học online, các nguồn tài liệu trên các trang mạng giáo dục.
Thiết nghĩ, trong thời đại công nghệ hiện nay, cách thức này sẽ có hiệu quả rất lớn nếu các em biết cách chọn lọc thông tin và vận dụng hợp lý. Cac thầy cô cần tìm tòi tham khảo để giới thiệu cho học sinh trang màng học trực tuyến như trang 247. Như học sinh Mỹ Ngọc, Thiện lớp 12C1 năm 2014-2015 học Online có kết quả tốt.
Cuối cùng, điều quan trọng trong thời điểm này là:
- Thí sinh cần kịp thời lấp những kiến thức còn hổng, tham gia các kỳ thi thử một cách nghiêm túc để vừa có thể đánh giá được năng lực làm bài của mình, vừa rèn luyện áp lực tâm lý phòng thi.
- Khi làm bài, hãy thật bình tính xử lý những câu dễ trước, không dừng lại quá lâu cho một câu nào, đảm bảo không bỏ qua bất kỳ câu/ bài nào.
E. Kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra HS thường xuyên bởi tiếng Anh hỏi ở người học sự cần cù, chăm chỉ. Có sự phối hợp tốt giữa dạy học chính khóa và buổi thêm.
- Đánh giá HS theo năng lực: đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ của HS qua từng tiết học, giai đoạn trong suốt quá trình học.
- Ôn tập kỹ trước mỗi bài kiểm tra cho học sinh. Đề kiểm tra bám sát dạng đề thi THPT quốc gia và hướng dẫn của Sở, gồm 50-60% nhận biết, 40% thông hiểu trong đó 20% phân hóa HS.
- Kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2015, 2016 bộ môn tiếng Anh rất thấp tuy học sinh không bị điểm liệt. Các em không làm tốt phần đọc và phần viết.
- Học sinh đạt điểm thấp cũng do thái độ học tập môn tiếng Anh của các em. Dẫu biết rằng môn tiếng Anh là một môn bắt buộc thi để xét công nhận tốt nghiệp nhưng hầu hết học sinh chỉ mong “không liệt” nên chưa đầu tư thời gian cho môn này. Để đầu tư cho môn thi đại học, trong giờ học ngoại ngữ cac em mệt mỏi, hoặc lấy môn khác ra học.
- Thêm vào đó, nội dung đề thi bao gồm những kiến thức tích lũy, kế thừa từ những năm học cấp hai cho đến hết lớp 12 (bao gồm chủ yếu từ vựng và ngữ pháp) mà các em thì lười học từ, lười làm bài tập ngữ pháp. Số khác thì không biết cách học như thế nào cho dễ thuộc, dễ nhớ.
- Một bất lợi nữa dẫn đế kết quả thấp là do tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ nước ngoài học từ nào học sinh biết từ đó và phải học thuộc từ vựng, ngữ pháp và học trước quên sau vì các em không có môi trường thực hành, hơn nữa vốn từ của tiếng anh rất đa dạng, khó.
- Chưa đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ giáo dục là học và dạy tiếng anh theo chiều hướng giao tiếp bốn kĩ năng nghe nói đọc viết nhưng thi chủ yếu là từ vựng, ngữ pháp đọc viết. Bên cạnh đó đề có 80 câu là thuộc những chuyên đề khác nhau, mỗi chuyên đề khối lượng kiến thức rất lớn và nhỏ vụn nên học sinh dù học đi học lại vần hay quên.
- Đối với lớp học sách cơ bản kiến thức từ vựng với các em khá nặng bên cạnh cấu trúc ngữ pháp đòi hỏi các em chăm chỉ nghiêm túc học bài. Với các năm trước hai kì thi tách biệt thì điểm ngoại ngữ khá cao có khi còn là môi cứu môn khác song khi ghép 2 kì thi kiến thức cơ bản chỉ chiếm 20 % trong đề mà nếu ôn kiếm thức nâng cao cho các em các em không thể tiếp thu được. Đối với các lớp chuyên Anh thì trình độ không đồng đều mỗi lớp có khoảng 1/3 học sinh đam mê ngoại ngữ thực sự và các em tự giác trong học tập, tự học, và khao khát tìm tòi kiên thức mới, năng động phát huy tốt khả năng tiếng Anh không chỉ trong giao tiếp mà còn trong các kì thi đạt điểm khá cao số còn lại kiến thức còn hạn chế nhiều học sinh chuyên Anh không bằng một số học sinh chuyên khác nhưng do các em không thi vào lớp chuyên Anh.
- Một số giáo viên còn ôm đồm kiến thức, phương pháp dạy-học, ôn tập còn chậm đổi mới, đặc biệt đổi mới về kiểm tra, thi cử.
- Sự ôn tập cho HS 12 chưa tập trung nhiều vào kỹ năng đọc và kỹ năng viết cho HS ( mà 2 kỹ năng này chiếm nhiều điểm trong đề thi)
Từ những lí do trên dẫn đến kết quả kì thi THPT quốc gia môn ngoại ngữ những năm qua còn hạn chế.
II. Điểm mới trong kì thi THPT quốc giao 2016-2017
- Bất lợi: Số câu từ 80 câu giảm còn 50 câu mà lượng kiến thức cho đề thi rất rộng đòi hỏi cả học sinh và giáo viên phải ôn hết kiến thức, phân tích trong đề thi minh họa của bộ cũng chỉ khoảng 30 % trong trương trình cơ bản trong đó 20 câu là bài đọc mà học sinh thường mất điểm ở phần này.
- Thuận lợi: Không có bài tự luận viết câu, viết đoạn văn đây là thuận lợi lớn nhất cho học sinh vì khả năng viết của hầu hết các em rất yếu trừ các học sinh dùng tiêng Anh là môn xét đại học và chiếm khá nhiều điểm của học sinh. Với phần viết câu cac em chỉ cần sai 1 lỗi chỉnh tả là không có điểm nên các em rất dễ mất điểm thì năm nay đã được thay thế bằng trắc nghiệm và bỏ viết đoạn.
III. Biện pháp:
Để khắc phục hạn chế của các năm và nâng cao chất lượng thi năm học 2016-2017 tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau:
- Việc quan trọng đầu tiên là phận loại đối tượng học sinh ở từng lớp để giáo viên có kế hoạch soạn giảng, đưa ra hệ thống bài tập, đề ôn sao cho phù hợp với đối tượng ở các mức độ khác nhau như nhận biết, thông hiểu vận dụng.
- Bám sát cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2015, 2016, đặc biệt đề thi minh họa của bộ vừa mới ban hành Tổ tiếng Anh xây dựng kế hoạch dạy – học, ôn tập cho học sinh lớp 12 nhằm đáp ứng kỳ thi THPT quốc gia 2016 - 2017 như sau:
A. Giờ dạy chính khóa: Với các lớp chỉ thi Tiếng Anh xét tốt nghiệp
Dạy theo PPCT quy định, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, tuy nhiên giáo viên dạy khối 12 thống nhất thiết kế lại một số câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp yêu cầu, dạng đề thi THPT quốc gia 2016-2017.
- Thiết kế bài học sao cho có tính thực tiễn thay đổi nội dung sáo rỗng không thực tiễn bằng các dạng bài, kiến thức phù hợp với năng lực, cập nhật thông tin mới nhất để tránh dạy kiến thức cũ, kém tính thú vị, mang tính chất sách vở gây nhàm chán cho học sinh.
- Kiểm tra bài tập, kiến thức của từng đơn vị bài một cách nghiêm túc và đa dạng hóa hình thức kiểmtra đánh giá theo nhận thức của học sinh để từ đó kích kích tinh thần học tập của các em không nên chỉ tập trung kiểm tra viết mà tăng cường nghe nói để giúp các em tái hiện ngôn ngữ , hướng dẫn học sinh tự học theo từng đơn vị bài học.
- Đối với những lớp có cả học sinh thi tiếng Anh chỉ để xét tốt nghiệp và học sinh thi tiếng Anh để xét đại học giáo viên sẽ phải vất vả hơn nhiều trong công tác soạn giảng để đáp ứng được 2 yêu cầu vừa đàm bảo cho các em kiến thức cơ bản và đan xen kiến thức nâng cao để các em có cơ hội nâng cao mức điểm.
B. Giờ dạy buổi chiều và giai đoạn ôn thi
1. Tập trung kiểm tra, củng cố các kỹ năng các em đã được học ở các giờ học chính khóa: (kiểm tra từ vựng, kỹ năng đọc, viết trên cơ sở từ, ý, chủ đề bài đọc) nhằm xoáy sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh với mục tiêu học sinh học được gì, nắm chắc kiến thức đó trong từng đơn vị bài học, tiết học.
2. Tham khảo và mạnh dạn sử dụng triệt để các tài liệu trong quá trình dạy học, chú trọng công tác soạn bài thiết thực, hiệu quả, lưu ý hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp từng đối tượng HS. Soạn các đề tham khảo (bao gồm tóm tắt lý thuyết từ vựng, ngữ pháp của từng unit hoặc hướng dẫn giải) để HS làm quen với đề trong quá trình học.
3. Có những bài test mẫu sau mỗi đơn vị bài học để học sinh vừa củng cố kiến thức đã học vừa rèn kỹ năng làm bài, hướng dẫn HS cách học từ vựng, làm bài tập cũng như chuẩn bị, soạn bài ở nhà, giáo viên kiểm tra đôn đốc học sinh thực hiện nghiêm túc bài tập đã giao.
Cụ thể:
+ Với nhóm học sinh cần bổ trợ kiến thức cơ bản: tập trung kiểm tra từ vựng, dạy lại những kiến thức học sinh nắm chưa vững, hướng dẫn các em làm các bài tập trong giờ chính khóa chưa giải quyết xong (yêu cầu các em làm đi làm lại nhiều lần), cố gắng các em thuộc bài trên lớp, (vì số HS một phần vì lười, một phần là vì các em không thể tự học nếu không có sự trợ giúp của thầy cô). Với nhóm HS này, phấn đấu các em đạt 3-3.5 điểm.
+ Với nhóm học sinh ôn tập đáp ứng nhu cầu xét công nhận tốt nghiệp: bám sát bài dạy tiết chính khóa, kiểm tra từ vựng, ngữ pháp, hướng dẫn các em đọc, viết lại trên cơ sở từ, ý, chủ đề bài đọc, ôn tập các chủ điểm từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng đọc, viết dựa vào cấu trúc đề thi minh họa. Hướng dẫn các em học ở nhà ví dụ viết lại bài , tóm tắt lại bài để trình bày lại trên lớp theo nhóm, cặp, để học sinh có cơ hội tái hiện lại từ vựng ngữ pháp, kiến thức học sinh đã được học trong tiết học, thường xuyên kiểm tra bài cũ trên cơ sở kiến thức cơ bản kiểm tra theo trình độ nhận thức của các em có tính lựa chọn phần kiểm tra cho phù hợp với từng học sinh trên lớp phấn đấu nhóm HS này đạt từ 3.5 -5 điểm.
+ Với nhóm học sinh ôn luyện đáp ứng nhu cầu chọn môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển vào Đại học: ngoài dạy, ôn tập cho HS đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, GV bổ sung cho các em một số bài tập vận dụng cao, hoặc kiến thức nâng cao thường gặp trong các đề thi. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (giao các đề tham khảo cho các em tự làm), đến lớp GV sửa bài và củng cố lại kiến thức. GV cố gắng giúp các em đạt 6 điểm trở lên.
4. Động viên giáo viên và học sinh tham gia các sinh hoạt ngoại khóa nhằm mục đích cho HS những trải nghiệm, sáng tạo, vui chơi, giải trí, chơi mà học, học mà chơi để HS yêu thích môn tiếng Anh hơn, định hướng học sinh có buổi dã ngoại với thầy giáo trợ giảng mới về để có môi trường giao tiếp tiếng anh tự nhiên và hiệu quả. Tổ chức CLB tiếng Anh hàng tuần cho thầy cô nhằm nêu gương tinh thần học tập không ngừng của thầy cô, và chắc chắn tất cả thầy cô sẽ có thể hỗ trợ, giúp HS học môn tiếng Anh trên lớp.
C. Định hướng ôn theo cấu trúc đề minh họa
1. NGỮ ÂM (4 câu – 2 câu phát âm+ 2 vâu trọng âm ): Học sinh cần phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu. Điều này đòi hỏi các thầy cô phát âm chuẩn và khi dạy từ cho học sinh các từ cần có phiêm âm và hướng dẫn các em phát âm chính xác các từ đó ở từng đơn vị bài. Các trường hợp ngoại lệ nhất thiết phải nhớ vì đề thi rất hay ra.
2. NGỮ PHÁP - TỪ VỰNG (21 câu):
- Ngữ pháp: nên bám sát SGK vì ngữ liệu của đề thi đại học bám rất sát khung của SGK. Với các hs muốn đạt điểm cao thì chú trọng các dạng đặc biệt, nâng cao của các chuyên đề ngoài kiến thức cơ bản.
- Từ vựng: Giới thiệu phương pháp Logic và Thẩm thấu các em thử áp dụng. Đây là một trong những bí quyết thành công bao thế hệ học sinh.
Bước 1: Logic: Chuẩn bị một cuốn sổ từ, ghi theo logic, chuyên đề các dạng từ của đề thi gồm Idioms (thành ngữ), Cụm động từ (Phrasal verb), Cấu trúc câu (Phrase, Pattern), Sự kết hợp từ (Collocation). Từ thực tế nhiều năm giảng dạy các em khối chuyên anh và các em yêu thích tiếng Anh đều có cuốn sổ này.
Bước 2: Thẩm thấu: Ghi nhớ từ bằng cách viết ra nháp, làm thẻ học từ mang theo người, có thể ôn luyện bất cứ lúc nào. Bằng cách thô sơ này từ sẽ được thẩm thấu theo dạng trí nhớ ngắn hạn, hình thành đường mòn trong não bộ bằng cách lặp đi lặp lại (repetition).
Bước 3: Tiếp tục thẩm thấu từ bằng cách làm các bài tập từ vựng, đọc hiểu nhiều, và đặc biệt các em tăng cường giao tiếp với người nước ngoài, thầy trợ giảng, nghe bài hát tiếng Anh, thời sự bằng tiếng Anh, xem phim phụ đề tiếng Anh nhằm đưa từ vào tình huống chứa từ. Bằng cách này, chúng ta sẽ làm từ “sống”, từ sẽ thẩm thấu tự nhiên vào não bộ dạng trí nhớ dài hạn.
- Từ đồng nghĩa trái nghĩa (4 câu): Phần này đòi hỏi kiến thức từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu dựa vào ngữ cảnh của câu. Luôn áp dụng kỹ năng suy luận và loại trừ.
3. CHỮA LỖI: (3 câu): nắm chắc cấu trúc câu, hòa hợp chủ vị, cấu trúc song song và các kiến thức từ loại. Lỗi khó chịu hay mắc phải chính là dạng hòa hợp chủ vị, các lỗi về từ như like, alike, most, almost, other, another hoặc các lỗi về quantifiers. Không nên chỉ đọc các phần được gạch chân mà hãy đọc cả câu. Nếu chưa tìm được lỗi hãy dùng phương pháp loại trừ.
4. ĐỌC HIỂU ĐIỀN TỪ (5 câu): Xem xét từ đứng trước/sau chỗ trống rồi đọc lại toàn bộ. Chú ý các collocation, các phrase hoặc phrasal verb.
5. ĐỌC HIỀU (15 câu): Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bài thi. Năm 2015, 2016, bài đọc hiểu chiếm 30/64 câu trắc nghiệm. Kĩ thuật làm bài là quan trọng nhất, thứ nhì là đến từ vựng, khả năng đoán từ, phải có kiến thức về gốc từ, tư duy phân tích thông tin, lựa chọn key word tốt.
6. VIẾT CẤU TRÚC (3 câu – trắc nghiệm): Dạng bài viết lại câu đồng nghĩa với câu cho sẵn đòi hỏi học sinh phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc câu. Cấu trúc ngữ pháp rất dễ rơi vào câu đảo ngữ, câu điều kiện (dạng if only, but for, unless…), bị động đặc biệt. Ngoài ra cần nắm vững cấu trúc câu cơ bản cũng như một số thành ngữ, phrasal verb.
D. Những nguyên tắc cần thực hiện
Nguyên tắc 1: Làm bài tập càng nhiều càng tốt
Nguyên tắc 2: Không bỏ trống bất kỳ đáp án nào. Khi điền bừa, khả năng đúng là 25% (1 trong 4 đáp án) nhưng nếu bỏ trắng cơ hội là 0%.
Nguyên tắc 3: Vốn từ sâu/ rộng là sức mạnh. Áp dụng thật nhuần nhuyễn phương pháp Logic – Thẩm thấu.
Nguyên tắc 4: Không mắc lỗi nhỏ. Nhiều lỗi nhỏ sẽ trở thành lỗi to, mỗi chỗ bị trừ điểm 1 chút là sẽ mất điểm nhiều
LUYỆN THI NGAY TỪ LỚP 10, 11
Các em nên xác định sớm khối học để lập lộ trình học tập.
Lớp 10: Lấp hổng kiến thức, củng cố ngữ pháp, từ vựng
Lớp 11: Học để đạt thang điểm 5-6
Lớp 12: Luyện các bài tập nâng cao để đạt 7+ 8+ đến 9, ôn tập lại kiến thức cơ bản, kĩ năng và chiến thuật làm bài thi để tuyệt đối không sai sót trong phần thi cơ bản của thang điểm 7. Phần lớn các học sinh học ngay từ lớp 10 một cách nghiêm tức đều đạt điểm 7 trở lên.
Sang đến giai đoạn nước rút như thời điểm 2 tháng cuối học sinh khối 12 sẽ cần:
– Tăng tốc hơn nữa ở các dạng đề theo chủ điểm ngữ pháp
– Các kiến thức nâng cao, các mẫu câu phức tạp.
– Thường xuyên làm nhiều đề khác nhau, tập cho mình khả năng làm quen với các dạng bài khác nhau, các chủ đề khác nhau để bổ sung
– Cải thiện thêm vốn từ vựng cũng như sự hiểu biết về chủ đề đó.
Với cách thức học tập này, để có thể đạt được hiệu quả tối đa, ngoài việc tập trung ôn thi tại trường dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các thầy cô, một yếu tố quan trọng không kém chính là tính tự học, tự tìm thêm tài liệu và dành nhiều thời gian để ôn luyện tại nhà bằng các trang học online, các nguồn tài liệu trên các trang mạng giáo dục.
Thiết nghĩ, trong thời đại công nghệ hiện nay, cách thức này sẽ có hiệu quả rất lớn nếu các em biết cách chọn lọc thông tin và vận dụng hợp lý. Cac thầy cô cần tìm tòi tham khảo để giới thiệu cho học sinh trang màng học trực tuyến như trang 247. Như học sinh Mỹ Ngọc, Thiện lớp 12C1 năm 2014-2015 học Online có kết quả tốt.
Cuối cùng, điều quan trọng trong thời điểm này là:
- Thí sinh cần kịp thời lấp những kiến thức còn hổng, tham gia các kỳ thi thử một cách nghiêm túc để vừa có thể đánh giá được năng lực làm bài của mình, vừa rèn luyện áp lực tâm lý phòng thi.
- Khi làm bài, hãy thật bình tính xử lý những câu dễ trước, không dừng lại quá lâu cho một câu nào, đảm bảo không bỏ qua bất kỳ câu/ bài nào.
E. Kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra HS thường xuyên bởi tiếng Anh hỏi ở người học sự cần cù, chăm chỉ. Có sự phối hợp tốt giữa dạy học chính khóa và buổi thêm.
- Đánh giá HS theo năng lực: đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ của HS qua từng tiết học, giai đoạn trong suốt quá trình học.
- Ôn tập kỹ trước mỗi bài kiểm tra cho học sinh. Đề kiểm tra bám sát dạng đề thi THPT quốc gia và hướng dẫn của Sở, gồm 50-60% nhận biết, 40% thông hiểu trong đó 20% phân hóa HS.
Dương Thị Hương