NHỮNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ CHÚNG TÔI ĐÃ ĐI QUA: Phần 1: Cột mốc số 0 A-pa-chải
- Thứ ba - 08/11/2016 20:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cột mốc số 0 A-pa-chải nằm ở ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, Huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Đây là điểm cực Tây trên đất liền của nước ta.
A-pa-chải nằm ở độ cao 1864m so với mực nước biển, trên đỉnh núi Khoan La San. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá Granit, trên bệ hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5x5 mét, cao 2m, quay về 3 hướng. Bên trên mỗi mặt là tên nước ghi bằng quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia: Việt Nam, Lào, Trung Quốc.
Cột mốc số 0 A-pa-chải được cắm vào ngày 27.6.2005, là một cột mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sở dĩ như vậy vì quá trình cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc và các quốc gia khác là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1406 km, hình thành qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm và tồn tại tương đối ổn định sau thời kỳ Bắc thuộc. Tuy nhiên biên giới Việt - Trung khi đó còn mang tính khái niệm, chưa có một hệ thống cột mốc chính xác.
Hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về biên giới lần thứ nhất năm 1974. Kể từ đó hai nước đã đàm phán 4 lần và cuộc đàm phán lần thứ tư kéo dài tới 7 năm, diễn ra qua nhiều vòng. Đến ngày 30.12.1999 hai bên đã ký được Hiệp định Hoạch đinh biên giới đất liền.
Tháng 12.2001 hai bên cắm cột mốc đầu tiện tại cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Đến tháng 12.2008 2 nước Việt - Trung hoàn thành cắm mốc biên giới trên đất liền.
Đó là một thành công lớn trong quan hệ Việt - Trung. Với kết quả này chúng ta đã giải quyết được hai vấn đề cơ bản: thứ nhất là vấn đề biên giới lãnh thổ trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên đất liền. Thứ hai: tạo điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề biển Đông.
Đường biên giới Việt Nam - Lào dài hơn 2000 km. Điểm khởi đầu chính là cột mốc số 0, nằm ở ngã ba biên giới tiếp giáp 3 tỉnh Điện Biên (Việt Nam) - Phongxalì (Lào) - Vân Nam (Trung Quốc); kéo dài đến điểm tiếp giáp thứ hai - nơi được mệnh danh là Ngã ba Đông Dương, tiếp giáp giữa các tỉnh Kon Tum (Việt Nam) - Attapư (Lào) - Ratanakiri (Campuchia).
Sau chiến thắng mùa xuân 1975 hai nước Việt Nam - Lào đã bắt tay vào giải quyết vấn đề biên giới. Từ 1978 đến 1987 hai nước đã hoàn thành hoạch định biên giới Việt - Lào. Từ năm 2008 đến nay Việt Nam - Lào tiến hành dự án tăng dày và tôn tạo mốc biên giới.
(Còn nữa)
Cột mốc số 0 A-pa-chải được cắm vào ngày 27.6.2005, là một cột mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sở dĩ như vậy vì quá trình cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc và các quốc gia khác là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1406 km, hình thành qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm và tồn tại tương đối ổn định sau thời kỳ Bắc thuộc. Tuy nhiên biên giới Việt - Trung khi đó còn mang tính khái niệm, chưa có một hệ thống cột mốc chính xác.
Hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về biên giới lần thứ nhất năm 1974. Kể từ đó hai nước đã đàm phán 4 lần và cuộc đàm phán lần thứ tư kéo dài tới 7 năm, diễn ra qua nhiều vòng. Đến ngày 30.12.1999 hai bên đã ký được Hiệp định Hoạch đinh biên giới đất liền.
Tháng 12.2001 hai bên cắm cột mốc đầu tiện tại cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Đến tháng 12.2008 2 nước Việt - Trung hoàn thành cắm mốc biên giới trên đất liền.
Đó là một thành công lớn trong quan hệ Việt - Trung. Với kết quả này chúng ta đã giải quyết được hai vấn đề cơ bản: thứ nhất là vấn đề biên giới lãnh thổ trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên đất liền. Thứ hai: tạo điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề biển Đông.
Đường biên giới Việt Nam - Lào dài hơn 2000 km. Điểm khởi đầu chính là cột mốc số 0, nằm ở ngã ba biên giới tiếp giáp 3 tỉnh Điện Biên (Việt Nam) - Phongxalì (Lào) - Vân Nam (Trung Quốc); kéo dài đến điểm tiếp giáp thứ hai - nơi được mệnh danh là Ngã ba Đông Dương, tiếp giáp giữa các tỉnh Kon Tum (Việt Nam) - Attapư (Lào) - Ratanakiri (Campuchia).
Sau chiến thắng mùa xuân 1975 hai nước Việt Nam - Lào đã bắt tay vào giải quyết vấn đề biên giới. Từ 1978 đến 1987 hai nước đã hoàn thành hoạch định biên giới Việt - Lào. Từ năm 2008 đến nay Việt Nam - Lào tiến hành dự án tăng dày và tôn tạo mốc biên giới.
(Còn nữa)
Tác giả bài viết: Phạm Hằng Thu