THAO GIẢNG, THI GVDG CẤP TRƯỜNG, GIÚP ĐỠ GIÁO VIÊN THI CẤP TỈNH
- Thứ tư - 02/10/2019 14:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và thi giáo viên dạy giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm, có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo, nâng cao chất lượng dạy học, tạo khí thế vươn lên trong dạy và học và đặc biệt hơn hết là làm vững lòng tin của chính quyền và nhân dân địa phương đã gửi gắm cho những người kĩ sư tâm hồn một sứ mệnh vẻ vang, đó là sứ mệnh trồng người.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và thi giáo viên dạy giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm, có tác dụng thiết thực và mạnh mẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường, tạo khí thế vươn lên trong dạy và học và đặc biệt hơn hết là làm vững lòng tin của chính quyền và nhân dân địa phương đã gửi gắm cho những người kĩ sư tâm hồn một sứ mệnh vẻ vang, đó là sứ mệnh trồng người.
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có tất cả 39 (trên tổng số 69 GV trực tiếp tham gia giảng dạy của nhà trường) được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận danh hiệu GVDG cấp tỉnh, Đoàn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được công nhận là đơn vị đứng đầu trong khối các trường THPT tham gia hội thi. Có được kết quả đó là do có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, sự nỗ lực cố gắng vươn lên của các GV tham gia dự thi và sự hỗ trợ tận tình của tổ chuyên môn, các nhân viên thiết bị trong nhà trường. Tuy nhiên, nếu phân tích kĩ về kết quả và chất lượng các tiết giảng tham gia tại hội thi chúng ta nhận thấy kết quả này chưa được thuyết phục như kết quả năm 2012. Vì chúng ta vẫn còn GV chưa đạt loại Giỏi cả hai tiết giảng và vẫn có môn giáo viên có điểm số cao nhất không thuộc về trường chúng ta. Điều này đang đặt ra rất nhiều băn khoăn và trăn trở cho đội ngũ CBQL nhà trường làm thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng hội giảng, thi giảng GVDG các cấp. Tôi xin trình bày một vài biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp như sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp theo công văn hướng dẫn về tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp của Sở Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường ngay từ đầu năm học và triển khai trong tổ chuyên môn để thực hiện.
Thứ hai, tổ chuyên môn họp bàn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi cho các thành viên trong tổ; thống nhất trong việc lựa chọn giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Thứ ba, thành lập nhóm chuyên môn cốt cán của tổ chuyên môn gồm các giáo viên dạy giỏi, giáo viên kinh nghiệm làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng.
Thứ tư, tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên đề xây dựng giáo án theo hướng phát huy phẩm chất năng lực của người học; bồi dưỡng về soạn giáo án powerpoint, sử dụng máy chiếu đa năng, các phần mềm hỗ trợ dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Thứ năm, tổ chức dự giờ thăm lớp, đánh giá rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp về phương pháp dạy học, kiến thức giảng dạy, cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ lên lớp. Cụ thể như sau:
- Đối với giáo viên dạy giỏi cấp trường: Cá nhân giáo viên tự bồi dưỡng là chính, kết hợp với trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn. BGH, tổ nhóm chuyên môn thường xuyên dự giờ để đánh giá và góp ý xây dựng, giúp đỡ và bồi dưỡng nguồn giáo viên tham dự hội thi GVDG cấp tỉnh.
- Đối với giáo viên tham dự thi cấp tỉnh:
+ BGH tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt: Thời gian, nhân lực, kinh phí, đồ dùng, phương tiện dạy học,… cho giáo viên tham gia hội thi GVDG cấp tỉnh. Chỉ đạo các tổ chuyên môn có kế hoạch giúp đỡ giáo viên thuộc tổ chuyên môn để tham gia thi cấp tỉnh. Ban chuyên môn cốt cán của các tổ chuyên môn tích cực dự giờ, góp ý bồi dưỡng giáo viên và tổ chức hội thi GVDG cấp trường để lụa chọn;
+ Các tổ chuyên môn: Tham mưu với BGH trong việc bồi dưỡng giáo viên dự thi thuộc GVDG tổ mình phụ trách. Phân công giáo viên dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm về các tiết dự thi. Giúp đỡ sưu tầm tư liệu, đồ dùng dạy học phục vụ bài giảng. Phân công giáo viên dạy thay, hỗ trợ về mặt thời gian cho giáo viên dự thi;
+ Cá nhân giáo viên dự thi: Đây là nhân tố quyết định cho kết quả, giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp trong tổ, nhóm; chuẩn bị chu đáo cho bài giảng dự thi. Chủ động đề xuất những kiến nghị, thắc mắc (về mọi mặt) cần hỗ trợ giải quyết với ban chuyên môn cốt cán để đạt kết quả tốt nhất trong hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
- Về phần thi lý thuyết: Giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục cấp THPT, những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các chủ trương chỉ đạo của ngành.
- Về phần thi thực hành: Giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài dạy, đây chính là khâu quan trọng nhất. Thời gian từ khi được thông báo bài dạy đến khi dạy là không nhiều do đó giáo viên phải lên kế hoạch sắp xếp công việc hợp lí để đảm bảo có sức khỏe tốt và hoàn thành rất nhiều công việc trong thời gian ngắn. Đối với tiết dạy tự chọn giáo viên nên đầu tư thời gian soạn trước để đến khi được phân công tiết dạy bắt buộc giáo viên có thời gian tập trung cho tiết dạy này. Trước tiên là phần soạn giáo án, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tài liệu như chuẩn KTKN, SGV, …để soạn đúng các mục tiêu kiến thức cần đạt. Giáo viên nên thực hành dạy ở các lớp khác nhau, không nên dạy nhiều lần ở lớp của mình mà cần chọn hai, ba lớp có trình độ tương đương với lớp mình định dạy để dự trù các tình huống có thể xảy ra. Khi dạy nên mời BGH, các tổ trưởng chuyên môn, các đồng nghiệp dự giờ, xây dựng góp ý cho tiết để rút ra kinh nghiệm cho lần dạy sau về kiến thức, phân phối thời gian, hệ thống câu hỏi, trình bày bảng hợp lí, cách xử lí những tình huống xảy ra trong tiết dạy. Về việc sử dụng các phương pháp dạy học: Giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học mới đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Một phần rất quan trọng nữa là việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong bài dạy, các trình chiếu phải hợp lí, không quá nhiều, tạo điểm nhấn và thấy rõ sự ưu việt của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạy. Không nên đưa vào bài dạy các hình ảnh màu mè, nhấp nháy làm ảnh hưởng thị lực của học sinh. Nên dùng các đoạn video, các hình ảnh cho tiết dạy sinh động hơn.
Trong giờ dạy giáo viên phải thật sự bình tĩnh, tự tin, chủ động trong mọi hoạt động của tiết dạy, căn thời gian hợp lí, tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong giờ học. Có thể xuất hiện những tình huống bất ngờ đòi hỏi giáo viên phải thật bình tĩnh, có sự xử lí khéo léo thông minh góp phần đem lại thành công của tiết dạy.
Thứ sáu, công tác hỗ trợ giáo viên. Nhà trường cần bố trí giáo viên, nhân viên thiết bị hỗ trợ các phương án tối đa cho giáo viên dự thi trong các buổi thi giảng, kịp thời nêu gương tốt, khen thưởng khuyến khích trong các phong trào thi đua. Công tác thi GVG là việc làm không dễ nhưng lại rất thú vị vì đó là những miền đất mới để chúng ta khám phá, cũng là nơi để chúng ta khẳng định được năng lực của mỗi giáo viên và cũng là cơ hội để ta trải nghiệm và học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhưng biển học vô bờ, tập thể sư phạm chúng ta có rất nhiều thầy cô giỏi, còn đây chỉ là một vài những kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Ban giám hiệu và các thầy cô.
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có tất cả 39 (trên tổng số 69 GV trực tiếp tham gia giảng dạy của nhà trường) được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận danh hiệu GVDG cấp tỉnh, Đoàn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được công nhận là đơn vị đứng đầu trong khối các trường THPT tham gia hội thi. Có được kết quả đó là do có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, sự nỗ lực cố gắng vươn lên của các GV tham gia dự thi và sự hỗ trợ tận tình của tổ chuyên môn, các nhân viên thiết bị trong nhà trường. Tuy nhiên, nếu phân tích kĩ về kết quả và chất lượng các tiết giảng tham gia tại hội thi chúng ta nhận thấy kết quả này chưa được thuyết phục như kết quả năm 2012. Vì chúng ta vẫn còn GV chưa đạt loại Giỏi cả hai tiết giảng và vẫn có môn giáo viên có điểm số cao nhất không thuộc về trường chúng ta. Điều này đang đặt ra rất nhiều băn khoăn và trăn trở cho đội ngũ CBQL nhà trường làm thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng hội giảng, thi giảng GVDG các cấp. Tôi xin trình bày một vài biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp như sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp theo công văn hướng dẫn về tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp của Sở Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường ngay từ đầu năm học và triển khai trong tổ chuyên môn để thực hiện.
Thứ hai, tổ chuyên môn họp bàn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi cho các thành viên trong tổ; thống nhất trong việc lựa chọn giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Thứ ba, thành lập nhóm chuyên môn cốt cán của tổ chuyên môn gồm các giáo viên dạy giỏi, giáo viên kinh nghiệm làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng.
Thứ tư, tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên đề xây dựng giáo án theo hướng phát huy phẩm chất năng lực của người học; bồi dưỡng về soạn giáo án powerpoint, sử dụng máy chiếu đa năng, các phần mềm hỗ trợ dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Thứ năm, tổ chức dự giờ thăm lớp, đánh giá rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp về phương pháp dạy học, kiến thức giảng dạy, cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ lên lớp. Cụ thể như sau:
- Đối với giáo viên dạy giỏi cấp trường: Cá nhân giáo viên tự bồi dưỡng là chính, kết hợp với trao đổi trong tổ, nhóm chuyên môn. BGH, tổ nhóm chuyên môn thường xuyên dự giờ để đánh giá và góp ý xây dựng, giúp đỡ và bồi dưỡng nguồn giáo viên tham dự hội thi GVDG cấp tỉnh.
- Đối với giáo viên tham dự thi cấp tỉnh:
+ BGH tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt: Thời gian, nhân lực, kinh phí, đồ dùng, phương tiện dạy học,… cho giáo viên tham gia hội thi GVDG cấp tỉnh. Chỉ đạo các tổ chuyên môn có kế hoạch giúp đỡ giáo viên thuộc tổ chuyên môn để tham gia thi cấp tỉnh. Ban chuyên môn cốt cán của các tổ chuyên môn tích cực dự giờ, góp ý bồi dưỡng giáo viên và tổ chức hội thi GVDG cấp trường để lụa chọn;
+ Các tổ chuyên môn: Tham mưu với BGH trong việc bồi dưỡng giáo viên dự thi thuộc GVDG tổ mình phụ trách. Phân công giáo viên dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm về các tiết dự thi. Giúp đỡ sưu tầm tư liệu, đồ dùng dạy học phục vụ bài giảng. Phân công giáo viên dạy thay, hỗ trợ về mặt thời gian cho giáo viên dự thi;
+ Cá nhân giáo viên dự thi: Đây là nhân tố quyết định cho kết quả, giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp trong tổ, nhóm; chuẩn bị chu đáo cho bài giảng dự thi. Chủ động đề xuất những kiến nghị, thắc mắc (về mọi mặt) cần hỗ trợ giải quyết với ban chuyên môn cốt cán để đạt kết quả tốt nhất trong hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
- Về phần thi lý thuyết: Giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục cấp THPT, những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các chủ trương chỉ đạo của ngành.
- Về phần thi thực hành: Giáo viên phải chuẩn bị kĩ bài dạy, đây chính là khâu quan trọng nhất. Thời gian từ khi được thông báo bài dạy đến khi dạy là không nhiều do đó giáo viên phải lên kế hoạch sắp xếp công việc hợp lí để đảm bảo có sức khỏe tốt và hoàn thành rất nhiều công việc trong thời gian ngắn. Đối với tiết dạy tự chọn giáo viên nên đầu tư thời gian soạn trước để đến khi được phân công tiết dạy bắt buộc giáo viên có thời gian tập trung cho tiết dạy này. Trước tiên là phần soạn giáo án, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tài liệu như chuẩn KTKN, SGV, …để soạn đúng các mục tiêu kiến thức cần đạt. Giáo viên nên thực hành dạy ở các lớp khác nhau, không nên dạy nhiều lần ở lớp của mình mà cần chọn hai, ba lớp có trình độ tương đương với lớp mình định dạy để dự trù các tình huống có thể xảy ra. Khi dạy nên mời BGH, các tổ trưởng chuyên môn, các đồng nghiệp dự giờ, xây dựng góp ý cho tiết để rút ra kinh nghiệm cho lần dạy sau về kiến thức, phân phối thời gian, hệ thống câu hỏi, trình bày bảng hợp lí, cách xử lí những tình huống xảy ra trong tiết dạy. Về việc sử dụng các phương pháp dạy học: Giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động, phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên nên sử dụng các phương pháp dạy học mới đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Một phần rất quan trọng nữa là việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong bài dạy, các trình chiếu phải hợp lí, không quá nhiều, tạo điểm nhấn và thấy rõ sự ưu việt của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạy. Không nên đưa vào bài dạy các hình ảnh màu mè, nhấp nháy làm ảnh hưởng thị lực của học sinh. Nên dùng các đoạn video, các hình ảnh cho tiết dạy sinh động hơn.
Trong giờ dạy giáo viên phải thật sự bình tĩnh, tự tin, chủ động trong mọi hoạt động của tiết dạy, căn thời gian hợp lí, tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong giờ học. Có thể xuất hiện những tình huống bất ngờ đòi hỏi giáo viên phải thật bình tĩnh, có sự xử lí khéo léo thông minh góp phần đem lại thành công của tiết dạy.
Thứ sáu, công tác hỗ trợ giáo viên. Nhà trường cần bố trí giáo viên, nhân viên thiết bị hỗ trợ các phương án tối đa cho giáo viên dự thi trong các buổi thi giảng, kịp thời nêu gương tốt, khen thưởng khuyến khích trong các phong trào thi đua. Công tác thi GVG là việc làm không dễ nhưng lại rất thú vị vì đó là những miền đất mới để chúng ta khám phá, cũng là nơi để chúng ta khẳng định được năng lực của mỗi giáo viên và cũng là cơ hội để ta trải nghiệm và học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhưng biển học vô bờ, tập thể sư phạm chúng ta có rất nhiều thầy cô giỏi, còn đây chỉ là một vài những kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Ban giám hiệu và các thầy cô.
Trần Thị Thanh Thủy