DIỄN VĂN KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
- Thứ bảy - 05/09/2020 11:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một năm học mới với đầy những thách thức lớn nhưng cũng đồng nghĩa với việc mở ra những cơ hội mới. Quan trọng là chúng ta nhìn ra trách nhiệm của mình với chính bản thân, với công việc, với trường lớp và với những người thân yêu xung quanh, chúng ta dũng cảm và kiên cường để tiến về phía trước, kiên cường xây dựng và thực hiện giá trị cốt lõi của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn “Trung thực, trách nhiệm, thân thiện, toàn diện và chuyên sâu”.
DIỄN VĂN KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2020-2021
Kính thưa các quý vị phụ huynh, kính thưa quý cô, quý thầy cùng toàn thể các em học sinh, cựu học sinh
Kính thưa các quý vị phụ huynh, kính thưa quý cô, quý thầy cùng toàn thể các em học sinh, cựu học sinh
Năm học 2019-2020 đã qua đi với những cảm xúc không thể nào quên, một năm học rất dài, kết quả cuối cùng của năm học mới chỉ có được trước đây đúng 1 tuần, cả 301 em đều đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với 30 em có tổ hợp điểm xét đại học trên 27, có 279 lượt tổ hợp xét tuyển đại học trên 24 điểm ở những khối thi chính. Chúng ta cũng vừa trải qua một năm học đặc biệt khi vừa học vừa kiên cường phòng chống dịch covid-19, lần đầu tiên dạy học trên truyền hình, dạy học trực tuyến được chính thức thực hiện. Hôm nay trường chúng ta bắt đầu năm học 2020-2021 với 995 em học sinh, số lượng đông nhất từ trước đến nay, chúng ta vui mừng chào đó 326 học trò khối 10, những học trò thông minh và dũng cảm, các em là niềm tin, hy vọng của nhà trường trong 3 năm học tới.
Kính thưa quý cô thầy, các bậc cha mẹ học sinh. Tôi xin phép được dành cả bài phát biểu hôm nay để nói chuyện với các em học sinh.
Tôi biết rằng với nhiều bạn học sinh, hôm nay là ngày học đầu tiên ở trường mới, và vì thế cũng dễ hiểu nếu các em có một chút bỡ ngỡ và lo lắng. Tôi cũng có thể tưởng tượng ra các học sinh năm cuối của trường hẳn bây giờ đang rất phấn chấn vì chỉ còn phải học một năm nữa là sẽ tốt nghiệp. Và cho dù có đang học lớp nào chăng nữa, chắc chắn là sẽ có một số bạn vẫn đang ước rằng bây giờ vẫn là mùa hè, để sẽ được ngủ thêm một chút nữa đồng thời nhiều em đang điều chỉnh để quen với việc trở lại trường học. Nhưng hôm nay tôi có điều quan trọng muốn nói về vấn đề giáo dục và về những điều chúng tôi trông đợi ở các học sinh trong năm học mới này.
Tôi đã phát biểu rất nhiều về giáo dục và trách nhiệm, trách nhiệm của giáo viên, là phải truyền cảm hứng và động viên học sinh, trách nhiệm của cha mẹ, phải dạy các con đi đúng hướng, dặn dò các con làm bài tập và đảm bảo các con sẽ không dùng cả ngày để ngồi trước màn hình ti vi, máy tính hoặc điện thoại.
Nhưng, nếu chúng ta đã có được rất nhiều các giáo viên cống hiến hết mình, các bậc phụ huynh biết khuyến khích, giúp đỡ mà các em học sinh không làm tròn nhiệm vụ của mình thì điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Và đó chính là điều tôi muốn nhấn mạnh ngày hôm nay: Trách nhiệm của học sinh đối với việc học của mình và muốn các em bắt đầu từ việc có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Muốn làm gì, cũng phải học! Mỗi cá nhân đều có một khả năng riêng biệt, đều có một năng lực để cống hiến và các em có trách nhiệm khám phá ra năng lực đó là gì để bồi đắp. Đó chính là cơ hội mà giáo dục có thể mang lại. Có thể em sẽ là một nhà văn giỏi, có thể viết nhiều cuốn sách nhưng em sẽ không thể nào biết được khả năng ấy nếu em không thử viết một bài báo cho môn Ngữ văn hoặc tiếng Anh. Em có thể là một nhà phát minh, có khi đủ giỏi để làm ra một loại iPhone hay tìm ra một loại vắc-xin mới nhưng có thể em không biết khả năng ấy cho đến khi thử làm một dự án STEM ở lớp học...
Dù các em muốn làm gì trong đời, tôi đảm bảo rằng các em sẽ cần được học hành. Các em muốn làm một bác sĩ giỏi, một giáo viên, một cảnh sát? Các em muốn làm y tá hay một kiến trúc sư, một luật sư hoặc một quân nhân? Các em sẽ cần phải có một sự giáo dục thật tốt cho những công việc trên. Các em không thể bỏ học mà bỗng dưng có được một công việc tốt. Và việc đó không chỉ quan trọng cho cuộc sống và tương lai của riêng các em. Những thứ các em ứng dụng từ việc học tập còn quyết định cả tương lai của đất nước. Những gì các em học được ở trường ngày hôm nay sẽ quyết định liệu chúng ta có chinh phục được những thử thách lớn sau này hay không.
Các em sẽ cần sự hiểu biết và các kĩ năng giải quyết vấn đề học được trong toán học và khoa học để chữa các bệnh như Covid hoặc ung thư, để khám phá những nguồn năng lượng mới và bảo vệ môi trường. Các em cần phải nhìn thấu và có các nhận xét sâu sắc trong môn lịch sử và các môn khoa học xã hội để chiến đấu với sự nghèo đói, bất công và hơn nữa là làm cho đất nước giàu mạnh hơn, công bằng hơn. Các em cần sự sáng tạo và khôn khéo có được trong tất cả các môn học để khởi nghiệp và tạo các việc làm mới và thúc đẩy xã hội tiến lên.
Chúng ta cần mỗi người trong các em thể hiện tài năng, kĩ năng và sự thông minh để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất. Nếu các em không làm vậy, nếu các em bỏ bê việc học hành, các em sẽ không chỉ bỏ mặc chính mình, mà sẽ bỏ mặc cả gia đình và đất nước mình nữa.
Tôi biết không phải lúc nào cũng có thể học giỏi trong trường. Tôi biết có nhiều học sinh đang có những khó khăn và vì thế rất khó để tập trung vào bài vở. Tôi còn biết Barack Obama, vị tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ là một người Mỹ gốc Phi, cha ông bỏ vợ con khi ông mới có 2 tuổi để trở về Kenya, một năm sau mẹ ông tái hôn với một sinh viên người Indonesia, ông đã đến sống cả tuổi thơ tại Indonesia học và nói bằng tiếng Indo, chín tuổi ông về Mỹ sống với ông bà ngoại và học tại một trường tư thục. Tuổi thơ của ông đã phải vật lộn với vô vàn khó khăn và rắc rối của gia đình, cuộc đời ông có thể sẽ rẽ sang chiều hướng tồi tệ hơn. Nhưng thật may mắn, ông đã nhìn thấy những cơ hội trong cuộc sống thông qua học hành, đầy trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, ông đã học tập, cống hiến để rồi trở thành vị tổng thống nổi tiếng của Hoa kỳ, được nhận giải Nobel hòa bình.
Những hoàn cảnh, ngoại hình, giàu hay nghèo... không phải là lí do cho việc làm bài tập cẩu thả hoặc gian lận trong kiểm tra. Đó không phải là lí do cho việc cãi lại thầy cô giáo, trốn tiết hoặc bỏ bê học hành và những thứ đó không phải là lí do cho sự không cố gắng. Điểm xuất phát của các em không quyết định các em sẽ đi được đến đâu. Không ai định đoạt vận mệnh cho các em mà chính các em quyết định vận mệnh, tương lai của mình. Đó là việc mà những người trẻ tuổi phải làm.
Vì thế mà hôm nay, tôi kêu gọi mỗi học sinh hãy tự đặt ra mục tiêu cho việc học và hãy làm tất cả mọi thứ để đạt được mục tiêu đó. Thành công của các em có thể là những thứ nhỏ như là làm bài tập hay chú ý nghe cô giảng trong giờ, hoặc là mỗi ngày dành thời gian để đọc một cuốn sách.
Có lẽ em sẽ quyết định tham gia vào một câu lạc bộ hoạt động ngoại khoá động thiện nguyện. Có thể em sẽ quyết định bảo vệ cho những đứa trẻ yếu thế, thiệt thòi đang bị bắt nạt, bởi vì cũng như tôi, các em cũng tin tưởng là tất cả trẻ em đều xứng đáng được học và dạy dỗ trong một môi trường an toàn... Dù các em quyết định làm thế nào, tôi muốn các em cam kết làm việc ấy thật nghiêm túc.
Để có được thành công, rất khó! Các em sẽ không thích tất cả các môn học, không thích tất cả các giáo viên, không phải bài tập nào cũng thích hợp cho cuộc đời của các em trong hiện tại. Và các em sẽ không thể thành công từ lần đầu tiên. Điều đó là bình thường. Những người thành công vì họ hiểu rằng không thể để thất bại đánh bại mình, các em phải học hỏi từ những thất bại đó. Các em phải biết cách làm khác đi mỗi lần thất bại... Nếu các em có điểm thấp, không có nghĩa các em học dốt, nó chỉ có nghĩa là các em cần dành thêm nhiều thời gian để học.
Không ai sinh ra đã giỏi mọi thứ, các em giỏi là nhờ chăm chỉ. Các em không thể là người chơi thể thao dẫn đầu ngay khi mới bắt đầu chơi một môn thể thao. Các em không hát ngay được mọi nốt nhạc khi lần đầu tiên hát một bài. Các em cần phải luyện tập, nó cũng giống như việc làm bài tập về nhà. Các em có thể phải làm một bài toán vài lần trước khi làm đúng và đọc một điều gì đó vài lần trước khi hiểu nó...
Michael Jordan, vận động viên bóng rổ được coi là vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng cũng là người đã bị loại ra khỏi đội bóng rổ của trường trung học và cả trường đại học, anh ấy đã thua hàng trăm trận và ném trượt hàng ngàn quả trong sự nghiệp. Nhưng một lần anh ấy đã nói: “Tôi đã thua rất nhiều, rất nhiều và rất nhiều trong cuộc đời tôi và đó là lí do tại sao tôi thành công”.
Đừng ngại hỏi, đừng ngại đề nghị được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Đề nghị được giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, đó là dấu hiệu của sự mạnh mẽ. Nó thể hiện các em có sự dũng cảm để được nhận câu trả lời cho những điều mình không biết và để học hỏi những điều mới. Vì vậy hãy tìm một người lớn nào đó các em có thể tin tưởng, như bố mẹ, ông bà hoặc cô thầy và đề nghị họ giúp các em vững bước trên con đường đạt được ước mơ của mình.
Kể cả khi các em phải vật lộn, khi không được khuyến khích và cảm thấy mọi người đang bỏ rơi mình, đừng bỏ cuộc. Vì nếu bỏ lại chính mình, các em cũng sẽ bỏ lại cả đất nước. Lịch sử không kể về những người bỏ cuộc khi cuộc sống trở nên khó khăn. Nó kể về những con người tiến lên phía trước, cố gắng nhiều hơn, yêu đất nước của mình thật nhiều để cố gắng hết mình.
Tôi mong muốn tất cả các em làm tròn phần việc của mình, mong muốn các em học tập nghiêm túc trong năm học mới này, mong muốn các em làm việc hết sức có thể. Tôi mong muốn những điều tuyệt vời từ các em. Hãy làm tất cả để chúng ta cùng tự hào. Tôi biết các em có thể làm được.
Kính thưa quý cô thầy, các bậc cha mẹ và các em.
Một năm học mới với đầy những thách thức lớn nhưng cũng đồng nghĩa với việc mở ra những cơ hội mới. Quan trọng là chúng ta nhìn ra trách nhiệm của mình với chính bản thân, với công việc, với trường lớp và với những người thân yêu xung quanh, chúng ta dũng cảm và kiên cường để tiến về phía trước, kiên cường xây dựng và thực hiện giá trị cốt lõi của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn “Trung thực, trách nhiệm, thân thiện, toàn diện và chuyên sâu”.
Xin kính chúc tất cả các các quý cô thầy, các quý vị phụ huynh cùng các em mạnh khỏe, hạnh phúc. Tôi xin tuyên bố khai giảng năm học mới. Năm học với chủ đề chỉ gồm 2 từ “Trách nhiệm”. Xin trân trọng cảm ơn!
Một số hình ảnh ngày lễ khai giảng năm học 2020-2021
Tôi biết rằng với nhiều bạn học sinh, hôm nay là ngày học đầu tiên ở trường mới, và vì thế cũng dễ hiểu nếu các em có một chút bỡ ngỡ và lo lắng. Tôi cũng có thể tưởng tượng ra các học sinh năm cuối của trường hẳn bây giờ đang rất phấn chấn vì chỉ còn phải học một năm nữa là sẽ tốt nghiệp. Và cho dù có đang học lớp nào chăng nữa, chắc chắn là sẽ có một số bạn vẫn đang ước rằng bây giờ vẫn là mùa hè, để sẽ được ngủ thêm một chút nữa đồng thời nhiều em đang điều chỉnh để quen với việc trở lại trường học. Nhưng hôm nay tôi có điều quan trọng muốn nói về vấn đề giáo dục và về những điều chúng tôi trông đợi ở các học sinh trong năm học mới này.
Tôi đã phát biểu rất nhiều về giáo dục và trách nhiệm, trách nhiệm của giáo viên, là phải truyền cảm hứng và động viên học sinh, trách nhiệm của cha mẹ, phải dạy các con đi đúng hướng, dặn dò các con làm bài tập và đảm bảo các con sẽ không dùng cả ngày để ngồi trước màn hình ti vi, máy tính hoặc điện thoại.
Nhưng, nếu chúng ta đã có được rất nhiều các giáo viên cống hiến hết mình, các bậc phụ huynh biết khuyến khích, giúp đỡ mà các em học sinh không làm tròn nhiệm vụ của mình thì điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Và đó chính là điều tôi muốn nhấn mạnh ngày hôm nay: Trách nhiệm của học sinh đối với việc học của mình và muốn các em bắt đầu từ việc có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Muốn làm gì, cũng phải học! Mỗi cá nhân đều có một khả năng riêng biệt, đều có một năng lực để cống hiến và các em có trách nhiệm khám phá ra năng lực đó là gì để bồi đắp. Đó chính là cơ hội mà giáo dục có thể mang lại. Có thể em sẽ là một nhà văn giỏi, có thể viết nhiều cuốn sách nhưng em sẽ không thể nào biết được khả năng ấy nếu em không thử viết một bài báo cho môn Ngữ văn hoặc tiếng Anh. Em có thể là một nhà phát minh, có khi đủ giỏi để làm ra một loại iPhone hay tìm ra một loại vắc-xin mới nhưng có thể em không biết khả năng ấy cho đến khi thử làm một dự án STEM ở lớp học...
Dù các em muốn làm gì trong đời, tôi đảm bảo rằng các em sẽ cần được học hành. Các em muốn làm một bác sĩ giỏi, một giáo viên, một cảnh sát? Các em muốn làm y tá hay một kiến trúc sư, một luật sư hoặc một quân nhân? Các em sẽ cần phải có một sự giáo dục thật tốt cho những công việc trên. Các em không thể bỏ học mà bỗng dưng có được một công việc tốt. Và việc đó không chỉ quan trọng cho cuộc sống và tương lai của riêng các em. Những thứ các em ứng dụng từ việc học tập còn quyết định cả tương lai của đất nước. Những gì các em học được ở trường ngày hôm nay sẽ quyết định liệu chúng ta có chinh phục được những thử thách lớn sau này hay không.
Các em sẽ cần sự hiểu biết và các kĩ năng giải quyết vấn đề học được trong toán học và khoa học để chữa các bệnh như Covid hoặc ung thư, để khám phá những nguồn năng lượng mới và bảo vệ môi trường. Các em cần phải nhìn thấu và có các nhận xét sâu sắc trong môn lịch sử và các môn khoa học xã hội để chiến đấu với sự nghèo đói, bất công và hơn nữa là làm cho đất nước giàu mạnh hơn, công bằng hơn. Các em cần sự sáng tạo và khôn khéo có được trong tất cả các môn học để khởi nghiệp và tạo các việc làm mới và thúc đẩy xã hội tiến lên.
Chúng ta cần mỗi người trong các em thể hiện tài năng, kĩ năng và sự thông minh để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất. Nếu các em không làm vậy, nếu các em bỏ bê việc học hành, các em sẽ không chỉ bỏ mặc chính mình, mà sẽ bỏ mặc cả gia đình và đất nước mình nữa.
Tôi biết không phải lúc nào cũng có thể học giỏi trong trường. Tôi biết có nhiều học sinh đang có những khó khăn và vì thế rất khó để tập trung vào bài vở. Tôi còn biết Barack Obama, vị tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ là một người Mỹ gốc Phi, cha ông bỏ vợ con khi ông mới có 2 tuổi để trở về Kenya, một năm sau mẹ ông tái hôn với một sinh viên người Indonesia, ông đã đến sống cả tuổi thơ tại Indonesia học và nói bằng tiếng Indo, chín tuổi ông về Mỹ sống với ông bà ngoại và học tại một trường tư thục. Tuổi thơ của ông đã phải vật lộn với vô vàn khó khăn và rắc rối của gia đình, cuộc đời ông có thể sẽ rẽ sang chiều hướng tồi tệ hơn. Nhưng thật may mắn, ông đã nhìn thấy những cơ hội trong cuộc sống thông qua học hành, đầy trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, ông đã học tập, cống hiến để rồi trở thành vị tổng thống nổi tiếng của Hoa kỳ, được nhận giải Nobel hòa bình.
Những hoàn cảnh, ngoại hình, giàu hay nghèo... không phải là lí do cho việc làm bài tập cẩu thả hoặc gian lận trong kiểm tra. Đó không phải là lí do cho việc cãi lại thầy cô giáo, trốn tiết hoặc bỏ bê học hành và những thứ đó không phải là lí do cho sự không cố gắng. Điểm xuất phát của các em không quyết định các em sẽ đi được đến đâu. Không ai định đoạt vận mệnh cho các em mà chính các em quyết định vận mệnh, tương lai của mình. Đó là việc mà những người trẻ tuổi phải làm.
Vì thế mà hôm nay, tôi kêu gọi mỗi học sinh hãy tự đặt ra mục tiêu cho việc học và hãy làm tất cả mọi thứ để đạt được mục tiêu đó. Thành công của các em có thể là những thứ nhỏ như là làm bài tập hay chú ý nghe cô giảng trong giờ, hoặc là mỗi ngày dành thời gian để đọc một cuốn sách.
Có lẽ em sẽ quyết định tham gia vào một câu lạc bộ hoạt động ngoại khoá động thiện nguyện. Có thể em sẽ quyết định bảo vệ cho những đứa trẻ yếu thế, thiệt thòi đang bị bắt nạt, bởi vì cũng như tôi, các em cũng tin tưởng là tất cả trẻ em đều xứng đáng được học và dạy dỗ trong một môi trường an toàn... Dù các em quyết định làm thế nào, tôi muốn các em cam kết làm việc ấy thật nghiêm túc.
Để có được thành công, rất khó! Các em sẽ không thích tất cả các môn học, không thích tất cả các giáo viên, không phải bài tập nào cũng thích hợp cho cuộc đời của các em trong hiện tại. Và các em sẽ không thể thành công từ lần đầu tiên. Điều đó là bình thường. Những người thành công vì họ hiểu rằng không thể để thất bại đánh bại mình, các em phải học hỏi từ những thất bại đó. Các em phải biết cách làm khác đi mỗi lần thất bại... Nếu các em có điểm thấp, không có nghĩa các em học dốt, nó chỉ có nghĩa là các em cần dành thêm nhiều thời gian để học.
Không ai sinh ra đã giỏi mọi thứ, các em giỏi là nhờ chăm chỉ. Các em không thể là người chơi thể thao dẫn đầu ngay khi mới bắt đầu chơi một môn thể thao. Các em không hát ngay được mọi nốt nhạc khi lần đầu tiên hát một bài. Các em cần phải luyện tập, nó cũng giống như việc làm bài tập về nhà. Các em có thể phải làm một bài toán vài lần trước khi làm đúng và đọc một điều gì đó vài lần trước khi hiểu nó...
Michael Jordan, vận động viên bóng rổ được coi là vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng cũng là người đã bị loại ra khỏi đội bóng rổ của trường trung học và cả trường đại học, anh ấy đã thua hàng trăm trận và ném trượt hàng ngàn quả trong sự nghiệp. Nhưng một lần anh ấy đã nói: “Tôi đã thua rất nhiều, rất nhiều và rất nhiều trong cuộc đời tôi và đó là lí do tại sao tôi thành công”.
Đừng ngại hỏi, đừng ngại đề nghị được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Đề nghị được giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, đó là dấu hiệu của sự mạnh mẽ. Nó thể hiện các em có sự dũng cảm để được nhận câu trả lời cho những điều mình không biết và để học hỏi những điều mới. Vì vậy hãy tìm một người lớn nào đó các em có thể tin tưởng, như bố mẹ, ông bà hoặc cô thầy và đề nghị họ giúp các em vững bước trên con đường đạt được ước mơ của mình.
Kể cả khi các em phải vật lộn, khi không được khuyến khích và cảm thấy mọi người đang bỏ rơi mình, đừng bỏ cuộc. Vì nếu bỏ lại chính mình, các em cũng sẽ bỏ lại cả đất nước. Lịch sử không kể về những người bỏ cuộc khi cuộc sống trở nên khó khăn. Nó kể về những con người tiến lên phía trước, cố gắng nhiều hơn, yêu đất nước của mình thật nhiều để cố gắng hết mình.
Tôi mong muốn tất cả các em làm tròn phần việc của mình, mong muốn các em học tập nghiêm túc trong năm học mới này, mong muốn các em làm việc hết sức có thể. Tôi mong muốn những điều tuyệt vời từ các em. Hãy làm tất cả để chúng ta cùng tự hào. Tôi biết các em có thể làm được.
Kính thưa quý cô thầy, các bậc cha mẹ và các em.
Một năm học mới với đầy những thách thức lớn nhưng cũng đồng nghĩa với việc mở ra những cơ hội mới. Quan trọng là chúng ta nhìn ra trách nhiệm của mình với chính bản thân, với công việc, với trường lớp và với những người thân yêu xung quanh, chúng ta dũng cảm và kiên cường để tiến về phía trước, kiên cường xây dựng và thực hiện giá trị cốt lõi của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn “Trung thực, trách nhiệm, thân thiện, toàn diện và chuyên sâu”.
Xin kính chúc tất cả các các quý cô thầy, các quý vị phụ huynh cùng các em mạnh khỏe, hạnh phúc. Tôi xin tuyên bố khai giảng năm học mới. Năm học với chủ đề chỉ gồm 2 từ “Trách nhiệm”. Xin trân trọng cảm ơn!
Một số hình ảnh ngày lễ khai giảng năm học 2020-2021