HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA NHO GIÁO
- Thứ hai - 12/12/2016 17:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 12/12/2016, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã tổ chức thành công buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề: Văn hóa Nho giáo. Chương trình do học sinh các lớp chuyên Ngoại ngữ chuẩn bị rất công phu và sáng tạo.
Nho giáo là hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo đã có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Không thể phủ nhận những tác động tích cực của Nho giáo đối với sự phát triển của văn hóa, đạo đức con người. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của học thuyết chính trị, đạo đức lâu đời này, Đoàn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã tổ chức buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề Văn hóa Nho giáo.
Mở đầu chương trình là phần thi kiến thức về Nho giáo với 15 câu hỏi. Những câu hỏi về phạm vi kiến thức ít được nhắc đến tưởng chừng có thể gây khó dễ đối với học sinh trường Lê, tuy nhiên các bạn vẫn rất hào hứng tham gia và rất nhiều bạn đã giành được phần quà của chương trình. Qua phần thi, các bạn học sinh đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về nguồn gốc Nho giáo, sự hình thành, phát triển và ảnh hưởng của Nho giáo đối với nước ta.
Nối tiếp phần thi kiến thức là vở kịch Sinh con gái nhằm phê phán tư tưởng cổ hủ trọng nam khinh nữ - điểm yếu lớn nhất của Nho giáo. Tư tưởng nam tôn nữ ti nặng nề và khắc nghiệt của Nho giáo được các bạn học sinh chuyển tải vào vở kịch một cách hết sức hấp dẫn và hài hước. Vở kịch đã đem đến không khí sôi động cho chương trình, đồng thời đọng lại nhiều ý nghĩa.
Mở đầu chương trình là phần thi kiến thức về Nho giáo với 15 câu hỏi. Những câu hỏi về phạm vi kiến thức ít được nhắc đến tưởng chừng có thể gây khó dễ đối với học sinh trường Lê, tuy nhiên các bạn vẫn rất hào hứng tham gia và rất nhiều bạn đã giành được phần quà của chương trình. Qua phần thi, các bạn học sinh đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về nguồn gốc Nho giáo, sự hình thành, phát triển và ảnh hưởng của Nho giáo đối với nước ta.
Nối tiếp phần thi kiến thức là vở kịch Sinh con gái nhằm phê phán tư tưởng cổ hủ trọng nam khinh nữ - điểm yếu lớn nhất của Nho giáo. Tư tưởng nam tôn nữ ti nặng nề và khắc nghiệt của Nho giáo được các bạn học sinh chuyển tải vào vở kịch một cách hết sức hấp dẫn và hài hước. Vở kịch đã đem đến không khí sôi động cho chương trình, đồng thời đọng lại nhiều ý nghĩa.
Trong nền Nho học không thể không kể đến nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ bay bổng, những Hán tự uyển chuyển đã trở thành môn nghệ thuật cao cấp mang tính triết học, thiền học. Phong trào viết thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục mạnh mẽ trong mười năm trở lại đây. Để góp phần vào công việc khôi phục một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc, chương trình đã tổ chức phần thi Viết thư pháp. Phần thi gồm 5 nhóm tham gia, mỗi nhóm sẽ viết một trong các chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Mặc dù ít có cơ hội được tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật này, song các bạn học sinh đều không quá khó khăn khi hoàn thành phần thi. Nhiều bạn đã thể hiện sự khéo léo khi viết chữ rất nhanh và đẹp.
Xen giữa mỗi phần thi là các tiết mục văn nghệ đặc sắc với nhiều ca khúc tiếng Trung và những màn nhảy hiện đại ấn tượng khiến không khí chương trình vô cùng hào hứng và sôi nổi. Đặc biệt phải kể đến sự tham gia tích cực của các học sinh lớp 10 chuyên Tiếng Trung của trường. Mặc dù mới được thành lập và thời gian học tập tại trường chưa lâu, nhưng lớp chuyên Tiếng Trung đã thể hiện được sự năng động, sáng tạo và tự tin trong việc tổ chức và dẫn dắt các phần thi của chương trình.
Qua buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh toàn trường đã có cơ hội hiểu biết sâu rộng hơn về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của văn hóa Nho giáo đối với xã hội Việt Nam. Để xây dựng đạo đức mới cho con người Việt Nam hiện nay, chúng ta cần kế thừa mặt tích cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức Nho giáo. Công việc này cần được tiến hành thường xuyên và kiên trì.