HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: CHÀO MỪNG KỶ NIỆM THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12
- Thứ hai - 16/12/2019 09:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cách đây 75 năm, trong phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. 22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.
Hưởng ứng kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội nhân dân VN, 30 năm ngày hội quốc phòng toàn dân của dân tộc, sáng thứ 2 đầu tuần - ngày 16/12/2019 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề: Chào mừng kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam 22/12.
Chương trình được thể hiện dưới hình thức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Quân đội nhân dân VN.
Cuộc thi gồm có 3 phần:
Phần 1: Trả lời câu hỏi
Phần 2: Đi tìm chân dung
Phần 3: Những ca khúc về người lính
PHẦN I: Trả lời nhanh. (Trắc nghiệm)
Phần thi này để chọn thí sinh, gồm 9 câu học sinh trả lời đúng được chọn vào vòng thi tiếp
Câu 1: Ngày 22/12 được chọn là ngày quốc phòng toàn dân từ năm nào?
A. 1989 B. 1990 C. 1991 D. 1992
Câu 2: Lúc mới thành lập, Quân đội nhân dân VN có bao nhiêu chiến sỹ?
A. 32 B. 33 C. 34 D. 35
Câu 3: Ngay sau khi thành lập, trong tháng 12 năm 1944, Đội VNTTGPQ đã có hai chiến thắng vang dội, kể tên hai chiến thắng ấy?
A. Biên giới và Việt bắc B. Biên giới và Phai Khắt
C. Phai Khắt và Nà Ngần D. Nà Ngần và Việt bắc
Câu 4: Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân? ( khu rừng Trần Hưng Đạo )
A. Khu rừng Việt bắc B. Khu rừng Cúc Phương
C. Khu rừng Trần Hưng Đạo D. Khu rừng Pắc Pó
Ngày 22.12.1944, tại rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Câu 5 : Ai là người được nhắc đến trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô …. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.
A. Nguyễn Thị Bình B.Trần Thị Lý
C. Phan Thị Ràng (Chị Sứ) D. Nguyễn Thị Định.
Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng nói: “Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ”.
Câu 6: Nước ta có những vị tướng nào đã vinh dự được bầu chọn là hai trong mười vị tướng soái kiệt xuất thế giới?
A. Võ Nguyên Giáp, HCM
B. Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp
C. Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo
D. Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Huệ
Câu 7: Quân kỳ của QĐND Việt Nam có dòng chữ gì?
A. "Quyết thắng" B. "Quyết chiến quyết thắng"
C. "Trung với nước" D. "Trung với nước hiếu với dân "
Câu 8: Câu 3. Anh hùng LLVT nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã lấy thân mình lấp lỗ Châu mai?
Phan Đình Giót
A. Phan Đình Giót B. Trần Can
C. Bế văn Đàn D. Tô Vĩnh Diện
Câu 9: Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Điện Biên được thành lập vào năm nào?
A. 1948 B. 1947 C. 1949 D. 1950
Cách đây 70 năm, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 (nay là Bộ Tư lệnh Quân khu 2) đã quyết định thành lập Ðội Vũ trang tuyên truyền Lai Châu - tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Ðiện Biên ngày nay.
=> Chọn ra 9 hs trả lời đúng, bốc thăm ngẫu nhiên chia thành 3 đội thi
PHẦN II: Đi tìm chân dung.
Đây là chân dung của một vị anh hùng LLVTNN
Phần thi gồm 6 câu hỏi, mỗi một câu hỏi có liên quan đến chân dung, các em hãy lựa chọn và trả lời để tìm chân dung . Mỗi câu 10 điểm, từ khóa 20 điểm.
- Câu 1: Mời các em nghe bài hát và cho biết tên bài hát là gì ?(Quảng Bình quê ta ơi)
- Câu 2: Tên gọi đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? (Đội VNTT GPQ)
- Câu 3: Đây là sắc lệnh ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, phong tướng cho 11 cá nhân. Hãy cho biết tên sắc lệnh? (Sắc lệnh 110/SL)
- Câu 4: Sau chiến thắng Điện Biên một ngày, lúc 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị này khai mạc, hãy cho biết tên hội nghị? (Giơ-ne-vơ về Đông Dương.)
- Câu 5: Đây là ngôi trường được thành lập theo sắc dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái thứ 8 (23/10/1896), Nhiều thầy cô giáo và học sinh của trường đã trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước? (Quốc học Huế)
- Câu 6: Đây là một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc VN ta, xứng đáng được coi như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ 20. Đó là Chiến dịch nào? (Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954)
Mảnh ghép: Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những chi tiết liên quan : ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông quê ở Tỉnh Quảng Bình, từng nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng . Năm 1954 ông đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Ông là đại tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, trong đợt phong tướng đầu tiên theo sắc lệnh năm 1948. Ông từng là học sinh của trường Quốc học Huế.
=> 2 đội thi có điểm cao ở vòng 2, thi tiếp vào vòng 3
Phần 3: Những ca khúc về người lính
- Đội thi nghe ca khúc, cho biết tên của bài hát
(Mỗi câu trả lời đúng 10 điểm, mỗi đội có 1 quyền xin trợ giúp từ khán giả, 3 khán giả đưa ra câu trả lời giúp thí sinh, nếu trả lời đúng nhận được một phần quà của chương trình)
Những ca khúc bất hủ về người lính
Chương trình được thể hiện dưới hình thức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Quân đội nhân dân VN.
Cuộc thi gồm có 3 phần:
Phần 1: Trả lời câu hỏi
Phần 2: Đi tìm chân dung
Phần 3: Những ca khúc về người lính
PHẦN I: Trả lời nhanh. (Trắc nghiệm)
Phần thi này để chọn thí sinh, gồm 9 câu học sinh trả lời đúng được chọn vào vòng thi tiếp
Câu 1: Ngày 22/12 được chọn là ngày quốc phòng toàn dân từ năm nào?
A. 1989 B. 1990 C. 1991 D. 1992
Câu 2: Lúc mới thành lập, Quân đội nhân dân VN có bao nhiêu chiến sỹ?
A. 32 B. 33 C. 34 D. 35
Câu 3: Ngay sau khi thành lập, trong tháng 12 năm 1944, Đội VNTTGPQ đã có hai chiến thắng vang dội, kể tên hai chiến thắng ấy?
A. Biên giới và Việt bắc B. Biên giới và Phai Khắt
C. Phai Khắt và Nà Ngần D. Nà Ngần và Việt bắc
Câu 4: Tại khu rừng này đã diễn ra lễ tuyên thệ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân? ( khu rừng Trần Hưng Đạo )
A. Khu rừng Việt bắc B. Khu rừng Cúc Phương
C. Khu rừng Trần Hưng Đạo D. Khu rừng Pắc Pó
Ngày 22.12.1944, tại rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Câu 5 : Ai là người được nhắc đến trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô …. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.
A. Nguyễn Thị Bình B.Trần Thị Lý
C. Phan Thị Ràng (Chị Sứ) D. Nguyễn Thị Định.
Sinh thời, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng nói: “Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ”.
Câu 6: Nước ta có những vị tướng nào đã vinh dự được bầu chọn là hai trong mười vị tướng soái kiệt xuất thế giới?
A. Võ Nguyên Giáp, HCM
B. Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp
C. Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo
D. Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Huệ
Câu 7: Quân kỳ của QĐND Việt Nam có dòng chữ gì?
A. "Quyết thắng" B. "Quyết chiến quyết thắng"
C. "Trung với nước" D. "Trung với nước hiếu với dân "
Câu 8: Câu 3. Anh hùng LLVT nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã lấy thân mình lấp lỗ Châu mai?
Phan Đình Giót
A. Phan Đình Giót B. Trần Can
C. Bế văn Đàn D. Tô Vĩnh Diện
Câu 9: Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Điện Biên được thành lập vào năm nào?
A. 1948 B. 1947 C. 1949 D. 1950
Cách đây 70 năm, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 (nay là Bộ Tư lệnh Quân khu 2) đã quyết định thành lập Ðội Vũ trang tuyên truyền Lai Châu - tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Ðiện Biên ngày nay.
=> Chọn ra 9 hs trả lời đúng, bốc thăm ngẫu nhiên chia thành 3 đội thi
PHẦN II: Đi tìm chân dung.
Đây là chân dung của một vị anh hùng LLVTNN
Phần thi gồm 6 câu hỏi, mỗi một câu hỏi có liên quan đến chân dung, các em hãy lựa chọn và trả lời để tìm chân dung . Mỗi câu 10 điểm, từ khóa 20 điểm.
- Câu 1: Mời các em nghe bài hát và cho biết tên bài hát là gì ?(Quảng Bình quê ta ơi)
- Câu 2: Tên gọi đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? (Đội VNTT GPQ)
- Câu 3: Đây là sắc lệnh ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, phong tướng cho 11 cá nhân. Hãy cho biết tên sắc lệnh? (Sắc lệnh 110/SL)
- Câu 4: Sau chiến thắng Điện Biên một ngày, lúc 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị này khai mạc, hãy cho biết tên hội nghị? (Giơ-ne-vơ về Đông Dương.)
- Câu 5: Đây là ngôi trường được thành lập theo sắc dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái thứ 8 (23/10/1896), Nhiều thầy cô giáo và học sinh của trường đã trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước? (Quốc học Huế)
- Câu 6: Đây là một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc VN ta, xứng đáng được coi như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ 20. Đó là Chiến dịch nào? (Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954)
Mảnh ghép: Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những chi tiết liên quan : ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông quê ở Tỉnh Quảng Bình, từng nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng . Năm 1954 ông đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Ông là đại tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, trong đợt phong tướng đầu tiên theo sắc lệnh năm 1948. Ông từng là học sinh của trường Quốc học Huế.
=> 2 đội thi có điểm cao ở vòng 2, thi tiếp vào vòng 3
Phần 3: Những ca khúc về người lính
- Đội thi nghe ca khúc, cho biết tên của bài hát
(Mỗi câu trả lời đúng 10 điểm, mỗi đội có 1 quyền xin trợ giúp từ khán giả, 3 khán giả đưa ra câu trả lời giúp thí sinh, nếu trả lời đúng nhận được một phần quà của chương trình)
Những ca khúc bất hủ về người lính
1. Màu hoa đỏ
Ca khúc thoáng có chút bùi ngùi, song phần hồn của Màu hoa đỏ là niềm tin tất thắng vào ngày mai. Ca khúc được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ Thời hoa đỏ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
2. Vết chân tròn trên cát
nhạc sĩ Trần Tiến cho hay: Vào năm 1981, trong một lần đi dạo quanh bãi biển Tiền Hải (Thái Bình), ông bắt gặp những dấu nạng in hằn trên cát biển. Ông đã dò hỏi người dân xung quanh và biết được dấu nạng đó chính là của một anh thương binh bị thương tật ở chân, đang trên đường đi đến trường dạy học cho các em nhỏ trong làng. Xúc động vì hình ảnh những dấu tròn trên cát đó, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát khi trên đường đi bộ từ bãi biển về nhà trọ, đặt tên làVết chân tròn trên cát.
3. Hò kéo pháo
"Hò kéo pháo" được sáng tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hoàng Vân được chứng kiến mọi diễn biến của chiến dịch, thấy được những gian nan vất vả của bộ đội ngày đêm phải đưa những cỗ pháo nặng hàng tấn vượt qua dốc núi chiếm lĩnh trận địa. Những tấm gương hi sinh anh dũng như anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót và bao đồng đội đã thôi thúc nhạc sĩ viết nên những lời ca cháy bỏng:
4. Hát về anh, người chiến sĩ biên cương
Đây là một trong những ca khúc thành công của nhạc sỹ Thế Hiển. Với hình ảnh “một ba lô-một cây súng trên vai” người lính trẻ canh giữ vùng biên cương của tổ quốc trong ca từ của ông đã khiến người nghe phải lay động.
Người chiến sĩ nơi đầu tổ quốc ấy mặc gió, mặc sương vẫn vững vàng đứng gác bảo vệ giấc ngủ cho đàn em thơ, bảo vệ mùa xuân hòa bình cho đất nước. Những lời hát ca ngợi về người chiến sĩ vùng biên giới xa xôi đã đi sâu vào lòng người và còn vang vọng mãi.
5. Gửi em ở cuối sông Hồng
"Gửi em ở cuối sông Hồng" là bài hát được viết trong cảnh chiến tranh khốc liệt nơi biên giới những năm 1979. Lời bài hát cất lên da diết cũng chính là những dòng thương nhớ của anh lính giữ chốt biên cương gửi tới người yêu nơi hậu phương xa xôi.
Kết thúc cuộc thi, đội Quyết thắng đã dành giải nhất. Thông qua cuộc thi nhỏ này, các em được trang bị thêm những hiểu biết về lịch sử hình thành, những chiến công hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, những đóng góp, hi sinh của những vị tướng anh hùng của dân tộc. Từ đó tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc được bồi đắp trong mỗi tâm trí học trò.
Ca khúc thoáng có chút bùi ngùi, song phần hồn của Màu hoa đỏ là niềm tin tất thắng vào ngày mai. Ca khúc được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ Thời hoa đỏ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
2. Vết chân tròn trên cát
nhạc sĩ Trần Tiến cho hay: Vào năm 1981, trong một lần đi dạo quanh bãi biển Tiền Hải (Thái Bình), ông bắt gặp những dấu nạng in hằn trên cát biển. Ông đã dò hỏi người dân xung quanh và biết được dấu nạng đó chính là của một anh thương binh bị thương tật ở chân, đang trên đường đi đến trường dạy học cho các em nhỏ trong làng. Xúc động vì hình ảnh những dấu tròn trên cát đó, nhạc sĩ đã sáng tác bài hát khi trên đường đi bộ từ bãi biển về nhà trọ, đặt tên làVết chân tròn trên cát.
3. Hò kéo pháo
"Hò kéo pháo" được sáng tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hoàng Vân được chứng kiến mọi diễn biến của chiến dịch, thấy được những gian nan vất vả của bộ đội ngày đêm phải đưa những cỗ pháo nặng hàng tấn vượt qua dốc núi chiếm lĩnh trận địa. Những tấm gương hi sinh anh dũng như anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót và bao đồng đội đã thôi thúc nhạc sĩ viết nên những lời ca cháy bỏng:
4. Hát về anh, người chiến sĩ biên cương
Đây là một trong những ca khúc thành công của nhạc sỹ Thế Hiển. Với hình ảnh “một ba lô-một cây súng trên vai” người lính trẻ canh giữ vùng biên cương của tổ quốc trong ca từ của ông đã khiến người nghe phải lay động.
Người chiến sĩ nơi đầu tổ quốc ấy mặc gió, mặc sương vẫn vững vàng đứng gác bảo vệ giấc ngủ cho đàn em thơ, bảo vệ mùa xuân hòa bình cho đất nước. Những lời hát ca ngợi về người chiến sĩ vùng biên giới xa xôi đã đi sâu vào lòng người và còn vang vọng mãi.
5. Gửi em ở cuối sông Hồng
"Gửi em ở cuối sông Hồng" là bài hát được viết trong cảnh chiến tranh khốc liệt nơi biên giới những năm 1979. Lời bài hát cất lên da diết cũng chính là những dòng thương nhớ của anh lính giữ chốt biên cương gửi tới người yêu nơi hậu phương xa xôi.
Kết thúc cuộc thi, đội Quyết thắng đã dành giải nhất. Thông qua cuộc thi nhỏ này, các em được trang bị thêm những hiểu biết về lịch sử hình thành, những chiến công hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, những đóng góp, hi sinh của những vị tướng anh hùng của dân tộc. Từ đó tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc được bồi đắp trong mỗi tâm trí học trò.