Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ đề Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam
- Thứ ba - 23/01/2018 19:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để hiểu rõ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, ngày 22/1/2017 hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam do các thầy cô trong tổ Ngữ văn và các bạn học sinh trong khối chuyên Văn thực hiện.
Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước. Với 54 dân tộc anh em, mỗi một dân tộc đều mang một tiếng nói riêng, một bản sắc riêng để tạo nên sự đa dạng và thống nhất của văn hóa Việt Nam.. Thông qua chương trình, các bạn học sinh trường chuyên Lê Qúy Đôn đã có thêm rất nhiều hiểu biết về âm nhạc, phong tục tập quán, thời trang cũng như ẩm thực của một số dân tộc ở Việt Nam.
Mở đầu là tiết mục hát “ Chiều lên bản thượng” đã đưa các bạn đến với mảnh đất Tây Nguyên, dải núi non hùng vĩ của Tổ Quốc, mảnh đất từng sản sinh ra những người anh hùng đã đi vào huyền thoại và trở thành cảm hứng để nhân dân các dân tộc Tây Nguyên viết nên những bản trường ca bất tận truyền mãi tới muôn đời sau.
Ngược dải đất hình chữ S lên đến với vùng đất Tây Bắc, nơi có rất nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, ngoài những nét văn hóa truyền tốt thống đẹp, mảnh đất phía Tây Bắc này còn có những hủ tục cần được bài trừ và lên án. Tiểu phẩm kịch “ Đi theo bóng mặt trời” đã lên án hủ tục bắt vợ và ma chay cưới hỏi của người dân tộc Hmông. Qua tiểu phẩm, các lớp chuyên Văn gửi gắm đến các bạn trẻ một thông điệp rằng tục lệ bắt vợ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Hmông nhưng đừng lợi dụng nó để ép buộc hôn nhân và biến nó trở thành hủ tục.
Ngay sau tiểu phẩm kịch, là phần trình diễn thời trang trang phục các dân tộc Việt Nam hết sức độc đáo, hấp dẫn với trang phục của 9 dân tộc khác nhau trên khắc mọi miền tổ quốc : Thái, Dao, Mường, Khơ me, Lô Lô, Tày, Mông, Pà Thẻn, Kinh. Màn trình diễn đã để lại nhiều ấn tượng.
Để hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên chính địa phương mình, chương trình đã tổ chức phần thi ẩm thực với một món ăn truyền thống nhưng cũng rất gần gũi của dân tộc Thái. Phần thi được sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như các bạn học sinh trong trường. Và với sự khéo léo, đội của cô giáo Thương Huyền với 2 học sinh Quang Huy 12c6, Lưu Hoàng 12c2 đã dành chiến thắng.
Xen kẽ với phần thi ẩm thực, chương trình đã tổ chức trò chơi “sắp xếp nhạc cụ” và “nghe nhạc đoán dân tộc”. Các bạn học sinh trong trường đã tham gia rất nhiệt tình và hào hứng. Qua trò chơi, các bạn cũng đã có thêm rất nhiều tri thức về âm nhạc, nhạc cụ của các dân tộc trên mọi miền của đất nước.
Kết thúc chương trình là tiết mục giao lưu “Phiên chợ ngày xuân” do bạn Ngô Phú trường THPT Thành phố thể hiện đã để lại rất nhiều ấn tượng.
Qua hoạt động ngoại khóa, với sức trẻ sự sáng tạo, các bạn học sinh chuyên Văn đã đem đến cho các bạn học sinh nhiều kiến thức về văn hóa truyền thống cũng như sự trải nghiệm mới mẻ về âm nhạc, ẩm thực, trang phục... của các dân tộc Việt Nam. Từ đó, chương trình cũng đã hình thành cho các bạn ý thức giữ gìn, phát triển các nét đẹp văn hóa các dân tộc trên dải đất hình chữ S làm nên nền văn hiến mà Nguyễn Trãi đã từng tự hào "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu".
Mở đầu là tiết mục hát “ Chiều lên bản thượng” đã đưa các bạn đến với mảnh đất Tây Nguyên, dải núi non hùng vĩ của Tổ Quốc, mảnh đất từng sản sinh ra những người anh hùng đã đi vào huyền thoại và trở thành cảm hứng để nhân dân các dân tộc Tây Nguyên viết nên những bản trường ca bất tận truyền mãi tới muôn đời sau.
Ngược dải đất hình chữ S lên đến với vùng đất Tây Bắc, nơi có rất nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, ngoài những nét văn hóa truyền tốt thống đẹp, mảnh đất phía Tây Bắc này còn có những hủ tục cần được bài trừ và lên án. Tiểu phẩm kịch “ Đi theo bóng mặt trời” đã lên án hủ tục bắt vợ và ma chay cưới hỏi của người dân tộc Hmông. Qua tiểu phẩm, các lớp chuyên Văn gửi gắm đến các bạn trẻ một thông điệp rằng tục lệ bắt vợ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Hmông nhưng đừng lợi dụng nó để ép buộc hôn nhân và biến nó trở thành hủ tục.
Ngay sau tiểu phẩm kịch, là phần trình diễn thời trang trang phục các dân tộc Việt Nam hết sức độc đáo, hấp dẫn với trang phục của 9 dân tộc khác nhau trên khắc mọi miền tổ quốc : Thái, Dao, Mường, Khơ me, Lô Lô, Tày, Mông, Pà Thẻn, Kinh. Màn trình diễn đã để lại nhiều ấn tượng.
Để hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên chính địa phương mình, chương trình đã tổ chức phần thi ẩm thực với một món ăn truyền thống nhưng cũng rất gần gũi của dân tộc Thái. Phần thi được sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như các bạn học sinh trong trường. Và với sự khéo léo, đội của cô giáo Thương Huyền với 2 học sinh Quang Huy 12c6, Lưu Hoàng 12c2 đã dành chiến thắng.
Xen kẽ với phần thi ẩm thực, chương trình đã tổ chức trò chơi “sắp xếp nhạc cụ” và “nghe nhạc đoán dân tộc”. Các bạn học sinh trong trường đã tham gia rất nhiệt tình và hào hứng. Qua trò chơi, các bạn cũng đã có thêm rất nhiều tri thức về âm nhạc, nhạc cụ của các dân tộc trên mọi miền của đất nước.
Kết thúc chương trình là tiết mục giao lưu “Phiên chợ ngày xuân” do bạn Ngô Phú trường THPT Thành phố thể hiện đã để lại rất nhiều ấn tượng.
Qua hoạt động ngoại khóa, với sức trẻ sự sáng tạo, các bạn học sinh chuyên Văn đã đem đến cho các bạn học sinh nhiều kiến thức về văn hóa truyền thống cũng như sự trải nghiệm mới mẻ về âm nhạc, ẩm thực, trang phục... của các dân tộc Việt Nam. Từ đó, chương trình cũng đã hình thành cho các bạn ý thức giữ gìn, phát triển các nét đẹp văn hóa các dân tộc trên dải đất hình chữ S làm nên nền văn hiến mà Nguyễn Trãi đã từng tự hào "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu".
Học sinh: Phạm Thùy Linh - 12C5