Lá thư tri ân của em Phương Anh (cựu học sinh chuyên Văn niên khóa 2015- 2018)
- Chủ nhật - 20/11/2022 08:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Một đời người, một dòng sông
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải lụy đò
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…”
Tuy đây chỉ là vài dòng thư viết vội, khả năng viết không còn được như xưa, câu từ lủng củng, mạch văn không xuyên suốt nhưng em mong cô sẽ đón nhận nó như một món quà nhỏ của đứa học trò đi xa đã lâu, nay mới có cơ hội được trải lòng mình.
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải lụy đò
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…”
Tuy đây chỉ là vài dòng thư viết vội, khả năng viết không còn được như xưa, câu từ lủng củng, mạch văn không xuyên suốt nhưng em mong cô sẽ đón nhận nó như một món quà nhỏ của đứa học trò đi xa đã lâu, nay mới có cơ hội được trải lòng mình.
Kính gửi Cô – người giáo viên kính mến nhất của em!
Đã lâu lắm rồi kể từ cái ngày bức thư thứ nhất em viết dành tặng Cô đến được với tay người nhận Cô nhỉ. Ấy là bức thư đầu tay của một đứa học sinh cuối cấp, viết trong vội vã để còn dành thời gian ôn thi đại học. Còn bây giờ là bức thư của một người con xa quê, một người học trò rời xa mái trường đã hai năm, nay lại ngồi đây để viết vài dòng tâm sự.
Cô ạ!
Em vẫn còn nhớ như in những ngày cùng ôn thi học sinh giỏi. Những ngày đầu chưa kịp thích nghi, cả đội chúng em chỉ nhìn thấy được ở cô sự nghiêm khắc, thậm chí là “khó tính”, cô luôn bắt được những lúc bọn em mải chơi, mải nói chuyện không học bài; mải cả ăn uống, mải ngủ mà không nghiên cứu tài liệu. Cả đội khi ấy cứ nhìn thấy cô là thấy sợ, còn đặt cho cô cái biệt danh dễ mến “Snow” – cái điều mà có lẽ giờ đây cô mới biết, cô nhỉ?
Người ta vẫn thường nói: “Hãy để cho thời gian trả lời tất cả” và có lẽ minh chứng rõ nhất cho lý do tại sao cô luôn khắt khe với cả đội chúng em đã được trả lời bằng kết quả thi của cả đội cô nhỉ.
Em vẫn nhớ cái ngày báo tin giải, em đã khóc rất nhiều, cũng tự dằn vặt bản thân tại sao không chịu cố gắng hơn, sao không chịu phấn đấu nỗ lực nhiều hơn nữa. Đến mãi sau này, khi đã hiểu ra mọi chuyện, em chợt nhận ra rằng cuộng thi HSG Quốc gia cũng chỉ là một sân chơi để cho chúng em trải nghiệm. Là sân chơi, tất nhiên sẽ có người thắng, người thua, vì thế cho dù có thắng hay thua, cho dù cho kết quả có thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất có lẽ vẫn là chúng em học được gì từ nó.
Những ngày thi đại học cũng đã cận kề. Em cũng đã dồn hết tâm huyết, sức lực của mình cho nó. Và rồi cái ngày biết kết quả thi đại học cũng đã tới. Cô là người đầu tiên thông báo điểm thi cho em và cô cũng là người đầu tiên mà em báo tên ngôi trường đại học em trúng tuyển. Ngày biết tin đỗ Học viện có lẽ là ngày em thấy cô tự hào nhất về đứa học trò nhỏ này. Em vẫn nhớ câu nói ngày hôm ấy của cô: “Thế này mới xứng đáng chứ nhỉ”, “mất cái trước nhưng bù lại được cái này, cô chúc mừng em”. Có lẽ chính niềm vui của cô ngày hôm ấy đã làm em vơi bớt đi phần nào chút dằn vặt, tự hối, thấy có lỗi của bản thân bởi đã làm thầy cô thất vọng vào kỳ thi trước. Cũng chính câu nói của cô ngày hôm ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho em, thúc giục em phải cố gắng hơn nữa để chứng tỏ được thực lực của bản thân ở một môi trường mới, một mái trường mới, đầy xa lạ và nhiều thử thách – Học viện Cảnh sát nhân dân anh hùng.
Ngày tổng kết năm học lớp 12 cũng là ngày mà chúng em buồn nhất. Những cái nắm tay, những cái ôm thắm thiết của tình thầy-trò không làm em khỏi xúc động. Em vui vì sau 12 năm miệt mài đèn sách nay mình có thể một bước gần hơn chạm tay đến cánh cổng Đại học, em cũng buồn vì từ nay không còn được nghe những lời giảng của thầy, của cô; không được cô chỉ bảo tận tình từng li từng tí, được cô quan tâm như những đứa con của chính mình.
Cô à!
Hà Nội đã bước vào cái se lạnh của tiết trời chuyển mùa, cũng là những ngày cận kề của chuỗi ngày thi kết thúc học phần sắp tới. Bao áp lực công việc, học tập từ mọi phía đổ về. Có khi em bị bế tắc, bị mắc kẹt giữa tất cả mọi chuyện. Không biết nút thắt ở đâu mà gỡ, cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Một con bé ưa hoạt động tập thể, thích “Quan hệ công chúng” như em, nhưng lại để cuộc đời rẽ ngang vào một lối khác – khoác trên mình màu áo xanh người lính, suốt đời tận tụy phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Khi đam mê và hiện thực không có điểm chung, có nhiều lúc em đã nghĩ: Hay mình bỏ hết đi rồi quay về làm lại, muộn có một năm có là gì. Nhưng, từng ngày trôi qua, môi trường giáo dục nơi đây đã tô điểm thêm cho em niềm đam mê với ngành mà em đang theo đuổi, em càng thấm thía hơn nữa lời khuyên của cô căn dặn trước lúc em nhập học, em cũng lấy nó làm động lực để bước tiếp những bước tiếp theo trên chặng đường sắp tới.
Vậy là cũng đã hơn một năm kể từ ngày em bước chân vào cánh cổng Đại học rồi cô nhỉ. Những tin nhắn, những cuộc gọi điện hỏi thăm giữa hai cô trò ta càng ít dần. Thời gian em về nhà cũng không có nhiều, không có cơ hội để ghé thăm cô. Em chỉ sợ cô hay trách móc “Con bé này lên đại học quên cả cô rồi hay sao ý nhỉ”, nhưng quên sao được cô ơi khi cô và các thầy cô khác dưới Ngôi nhà chung Chuyên Lê Qúy Đôn – Điện Biên chính là những người đã dìu dắt, giúp đỡ em rất nhiều trên chặng đường đã qua để em có được ngày hôm nay. Em chỉ hi vọng trên chặng đường sắp tới của bản thân vẫn sẽ luôn có hình bóng của các thầy, các cô dõi theo, quan tâm, dành cho em những lời khuyên hữu ích như chặng đường của năm nào khi em còn là đứa học trò nhỏ của Ngôi nhà chung Chuyên Lê Qúy Đôn thân yêu.
Thưa cô!
Trong không khí của ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô - người cô giáo đáng kính, luôn dùng cái tâm sáng của mình để vun đắp cho sự nghiệp trồng người. Tâm người thầy có sáng thì người trò được xây nên mới có giá trị cho đời, người trò có giá trị sống tốt đẹp sẽ góp phần làm cho đời xanh tươi.
“Một đời người, một dòng sông
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải lụy đò
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…”
Tuy đây chỉ là vài dòng thư viết vội, khả năng viết không còn được như xưa, câu từ lủng củng, mạch văn không xuyên suốt nhưng em mong cô sẽ đón nhận nó như một món quà nhỏ của đứa học trò đi xa đã lâu, nay mới có cơ hội được trải lòng mình.
Nhân ngày 20/11 sắp tới, em cũng xin kính chúc cô và tất cả thầy cô trong nhà trường, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trên mọi miền đất nước luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, mãi vững tay chèo đưa lớp lớp học trò chúng em sang sông.
Tri ân cô vào một ngày gần nhất!
Đã lâu lắm rồi kể từ cái ngày bức thư thứ nhất em viết dành tặng Cô đến được với tay người nhận Cô nhỉ. Ấy là bức thư đầu tay của một đứa học sinh cuối cấp, viết trong vội vã để còn dành thời gian ôn thi đại học. Còn bây giờ là bức thư của một người con xa quê, một người học trò rời xa mái trường đã hai năm, nay lại ngồi đây để viết vài dòng tâm sự.
Cô ạ!
Em vẫn còn nhớ như in những ngày cùng ôn thi học sinh giỏi. Những ngày đầu chưa kịp thích nghi, cả đội chúng em chỉ nhìn thấy được ở cô sự nghiêm khắc, thậm chí là “khó tính”, cô luôn bắt được những lúc bọn em mải chơi, mải nói chuyện không học bài; mải cả ăn uống, mải ngủ mà không nghiên cứu tài liệu. Cả đội khi ấy cứ nhìn thấy cô là thấy sợ, còn đặt cho cô cái biệt danh dễ mến “Snow” – cái điều mà có lẽ giờ đây cô mới biết, cô nhỉ?
Người ta vẫn thường nói: “Hãy để cho thời gian trả lời tất cả” và có lẽ minh chứng rõ nhất cho lý do tại sao cô luôn khắt khe với cả đội chúng em đã được trả lời bằng kết quả thi của cả đội cô nhỉ.
Em vẫn nhớ cái ngày báo tin giải, em đã khóc rất nhiều, cũng tự dằn vặt bản thân tại sao không chịu cố gắng hơn, sao không chịu phấn đấu nỗ lực nhiều hơn nữa. Đến mãi sau này, khi đã hiểu ra mọi chuyện, em chợt nhận ra rằng cuộng thi HSG Quốc gia cũng chỉ là một sân chơi để cho chúng em trải nghiệm. Là sân chơi, tất nhiên sẽ có người thắng, người thua, vì thế cho dù có thắng hay thua, cho dù cho kết quả có thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất có lẽ vẫn là chúng em học được gì từ nó.
Những ngày thi đại học cũng đã cận kề. Em cũng đã dồn hết tâm huyết, sức lực của mình cho nó. Và rồi cái ngày biết kết quả thi đại học cũng đã tới. Cô là người đầu tiên thông báo điểm thi cho em và cô cũng là người đầu tiên mà em báo tên ngôi trường đại học em trúng tuyển. Ngày biết tin đỗ Học viện có lẽ là ngày em thấy cô tự hào nhất về đứa học trò nhỏ này. Em vẫn nhớ câu nói ngày hôm ấy của cô: “Thế này mới xứng đáng chứ nhỉ”, “mất cái trước nhưng bù lại được cái này, cô chúc mừng em”. Có lẽ chính niềm vui của cô ngày hôm ấy đã làm em vơi bớt đi phần nào chút dằn vặt, tự hối, thấy có lỗi của bản thân bởi đã làm thầy cô thất vọng vào kỳ thi trước. Cũng chính câu nói của cô ngày hôm ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho em, thúc giục em phải cố gắng hơn nữa để chứng tỏ được thực lực của bản thân ở một môi trường mới, một mái trường mới, đầy xa lạ và nhiều thử thách – Học viện Cảnh sát nhân dân anh hùng.
Ngày tổng kết năm học lớp 12 cũng là ngày mà chúng em buồn nhất. Những cái nắm tay, những cái ôm thắm thiết của tình thầy-trò không làm em khỏi xúc động. Em vui vì sau 12 năm miệt mài đèn sách nay mình có thể một bước gần hơn chạm tay đến cánh cổng Đại học, em cũng buồn vì từ nay không còn được nghe những lời giảng của thầy, của cô; không được cô chỉ bảo tận tình từng li từng tí, được cô quan tâm như những đứa con của chính mình.
Cô à!
Hà Nội đã bước vào cái se lạnh của tiết trời chuyển mùa, cũng là những ngày cận kề của chuỗi ngày thi kết thúc học phần sắp tới. Bao áp lực công việc, học tập từ mọi phía đổ về. Có khi em bị bế tắc, bị mắc kẹt giữa tất cả mọi chuyện. Không biết nút thắt ở đâu mà gỡ, cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Một con bé ưa hoạt động tập thể, thích “Quan hệ công chúng” như em, nhưng lại để cuộc đời rẽ ngang vào một lối khác – khoác trên mình màu áo xanh người lính, suốt đời tận tụy phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Khi đam mê và hiện thực không có điểm chung, có nhiều lúc em đã nghĩ: Hay mình bỏ hết đi rồi quay về làm lại, muộn có một năm có là gì. Nhưng, từng ngày trôi qua, môi trường giáo dục nơi đây đã tô điểm thêm cho em niềm đam mê với ngành mà em đang theo đuổi, em càng thấm thía hơn nữa lời khuyên của cô căn dặn trước lúc em nhập học, em cũng lấy nó làm động lực để bước tiếp những bước tiếp theo trên chặng đường sắp tới.
Vậy là cũng đã hơn một năm kể từ ngày em bước chân vào cánh cổng Đại học rồi cô nhỉ. Những tin nhắn, những cuộc gọi điện hỏi thăm giữa hai cô trò ta càng ít dần. Thời gian em về nhà cũng không có nhiều, không có cơ hội để ghé thăm cô. Em chỉ sợ cô hay trách móc “Con bé này lên đại học quên cả cô rồi hay sao ý nhỉ”, nhưng quên sao được cô ơi khi cô và các thầy cô khác dưới Ngôi nhà chung Chuyên Lê Qúy Đôn – Điện Biên chính là những người đã dìu dắt, giúp đỡ em rất nhiều trên chặng đường đã qua để em có được ngày hôm nay. Em chỉ hi vọng trên chặng đường sắp tới của bản thân vẫn sẽ luôn có hình bóng của các thầy, các cô dõi theo, quan tâm, dành cho em những lời khuyên hữu ích như chặng đường của năm nào khi em còn là đứa học trò nhỏ của Ngôi nhà chung Chuyên Lê Qúy Đôn thân yêu.
Thưa cô!
Trong không khí của ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô - người cô giáo đáng kính, luôn dùng cái tâm sáng của mình để vun đắp cho sự nghiệp trồng người. Tâm người thầy có sáng thì người trò được xây nên mới có giá trị cho đời, người trò có giá trị sống tốt đẹp sẽ góp phần làm cho đời xanh tươi.
“Một đời người, một dòng sông
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông phải lụy đò
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…”
Tuy đây chỉ là vài dòng thư viết vội, khả năng viết không còn được như xưa, câu từ lủng củng, mạch văn không xuyên suốt nhưng em mong cô sẽ đón nhận nó như một món quà nhỏ của đứa học trò đi xa đã lâu, nay mới có cơ hội được trải lòng mình.
Nhân ngày 20/11 sắp tới, em cũng xin kính chúc cô và tất cả thầy cô trong nhà trường, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trên mọi miền đất nước luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, mãi vững tay chèo đưa lớp lớp học trò chúng em sang sông.
Tri ân cô vào một ngày gần nhất!