Ngày Quốc tế hạnh phúc
- Thứ tư - 14/03/2018 15:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Đối với mỗi người khác nhau, hạnh phúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. … Hạnh phúc không phải là điều phù phiếm, cũng không phải là điều gì xa xỉ. Hạnh phúc là khát khao sâu xa của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Hạnh phúc không nên từ chối một ai và phải là của tất cả mọi người”.
Câu nói của Tổng Thư kí Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã gợi cho chúng ta những suy ngẫm về Hạnh phúc và giá trị của Hạnh Phúc.
Vương quốc Bhutan, một đất nước nhỏ bé yên bình đã giúp cả thế giới có cái nhìn chân thực hơn về “ Hạnh phúc”. Không dựa quá nhiều vào thu nhập quốc dân hay sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, mà chỉ coi đó là một trong những yếu tố để hướng đến phát triển đời sống xã hội và cuộc sống tinh thần của con người, quan trọng nhất là dựa trên sự hài hòa và tổng hợp của tất cả các yếu tố sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân , Bhutan đã đưa ra chỉ số hạnh phúc của đất nước mình và nhận được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc cũng như hầu hết các quốc gia trên Thế giới. Nhận thấy giá trị vĩnh hằng của Hạnh phúc, tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc thông qua quyết định về ngày “ Quốc tế hạnh phúc”. Ngài Ban Ki-Moon còn khẳng định chỉ có “ Sự phát triển bền vững và kết hợp hài hòa của cả ba trụ cột: xã hội - kinh tế - môi trường trong lành sẽ tạo ra khái niệm chỉ số chung về hạnh phúc toàn cầu”.
Ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” được xác định vào ngày 20/3, một phần bởi đây là ngày duy nhất trong năm có độ dài ngày và đêm như nhau, tượng trưng cho sự cân bằng của âm - dương, sáng –tối và sự hài hòa của vũ trụ. Ý nghĩa của ngày 20/3 cũng là thông điệp nữa về ngày “ Quốc tế Hạnh phúc”: “ Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc”. Điều đó cũng lí giải cho việc, vì sao “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” có thể giúp tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới có những bước tiến mới, vượt lên trên sự khác biệt về lãnh thổ, văn hóa, sắc tộc mà cùng liên kết, đoàn kết nhân loại.
Trong một thời gian ngắn, “ Quốc tế Hạnh phúc” 20/3 đã trở thành ngày để cả thế giới quan tâm đến vấn đề, làm sao có thể tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và lan tỏa, sẻ chia niềm vui đến mọi nơi trên hành tinh xanh, bởi đó là những yếu tố làm nên hạnh phúc. "Yêu thương và chia sẻ" cũng từ đó trở thành chủ đề để hưởng ứng ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” ở đa phần các quốc gia trên Thế giới.
Hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của Hạnh phúc, Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên tham gia hưởng ứng ngày “ Quốc tê Hạnh phúc”, cùng cất lên thông điệp về sự cân bằng, hài hòa, đoàn kết toàn nhân loại của Liên Hiệp Quốc cũng là phát triển ở bậc cao hơn cho tôn chỉ “ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của dân tộc. Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu tổ chức Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3) ở quy mô quốc gia, với chủ đề "Yêu thương và chia sẻ". Qua đó thể hiện những nỗ lực, cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân.
Là một trong những tỉnh nằm trong khu vực miền núi, biên giới, Điện Biên đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vựa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Với sự quan tâm, chăm lo của các cấp Ủy, Đảng hứa hẹn đem lại cuộc sống hạnh phúc, no ấm, đủ đầy hơn cho mỗi gia đình, mỗi đồng bào dân tộc tại đây; góp phần tạo ra một cộng đồng hạnh phúc, hài hòa và công bằng.
Trong khuôn khổ chào mừng ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” , cũng cũng như những năm trước, các cơ quan, ban, ngành của Tỉnh cùng cộng đồng và người dân luôn giành sự quan tâm đặc biệt với các hoạt động phong phú, nhân văn gắn với kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3,… góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa của Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Về phía Ban chỉ đạo công tác gia đình Tỉnh Điện Biên, đã ban hành quyết định về việc thực hiện Kế hoạch số 284/KH-BCĐ ngày 8/2/2018, thực hiện tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc với chủ đề nối tiếp “ Yêu thương và chia sẻ”. Các khẩu hiệu tuyên truyền chính của năm nay sẽ là: “Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3”, “Hãy hành động vì mục tiêu: Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, “Xây dựng một môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc” , “ Bảo vệ trẻ em bằng gia đình hạnh phúc, bình yên”.
Nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội về ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” bằng hàng loạt các hành động cụ thể, thiết thực: tiến hành thực hiện tuyên truyền về Lịch sử, ý nghĩa ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” , cụ thể hơn là tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có các hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình và cộng đồng. Nêu gương người tốt, việc tốt; các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.
Với tinh thần đó và dựa vào đặc thù miền núi, biên giới, Tỉnh xác định ưu tiên tổ chức các hoạt động từ thiện, yêu thương, chia sẻ, thăm hỏi, giúp đỡ tới các cá nhân, gia đình, cộng đồng khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới. Cố gắng đưa đến sự cân bằng trong đời sống, kinh tế văn hóa, chính trị, tạo nền móng đầu tiên cho sự phát triển chung. Tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, du lịch, hoạt động thể dục, thể thao; Khuyến khích các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ cộng đồng, các hoạt động thăm quan, du lịch, vui chơi giải trí. Tăng cường gặp gỡ, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn, đưa lại sự hòa hợp, thống nhất song vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Phía các cấp lãnh đạo, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, diễn đàn về chủ đề hạnh phúc, và tìm ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, gia đình, hạnh phúc của cộng đồng,….
Hạnh phúc được kiến tạo từ mỗi cá nhân, cần có được sự hài hòa, thấu hiểu trong tư tưởng giữa các thế hệ, các ngành nghề, các dân tộc. Do vậy đây cũng là dịp để mỗi cá nhân có điều kiện nhìn nhận, đánh giá những việc đã làm, hành vi ứng xử, lối sống của bản thân trong việc tạo dựng “hạnh phúc” cho bản thân, gia đình và xã hội để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, quan tâm, chia sẻ với nhau nhiều hơn trong cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc. Mỗi người cần giữ thái độ sống lạc quan, tích cực để tìm thấy niềm vui và hạnh phúc cho mình và những người xung quanh, trước hết là cho gia đình và bạn bè.
Trong mỗi một giai đoạn trong tiến trình lịch sử và phát triển, mỗi người dân luôn đề cao tinh thần đấu đấu tranh, hi sinh quên mình để giành lấy độc lập, tự do, cao hơn cả là có được “ Hạnh phúc”. Cho đến nay, tinh thần và truyền thống ấy vẫn tiếp tục được gìn giữ, phát huy bằng yêu thương, sẻ chia. Bằng sự đồng lòng, chung tay trong quá trình thực hiện tạo nên sự hài hòa trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo cho người dân có một cuộc sống và tương lai bền vững; đặc biệt quan tâm tới các khu vực đồng bào dân tộc ít người còn nhiều khó khăn cũng như các đối tượng chính sách, ngày “Quốc tế Hạnh phúc” đã phát huy được hết những giá trị cao đẹp và ý nghĩa thiết thực vốn có.
Theo đuổi và đấu tranh cho hạnh phúc là một nhiệm vụ thiêng liêng, nghiêm túc. Làm sao để định hướng cho bản thân một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất đến những người xung quanh.
Vương quốc Bhutan, một đất nước nhỏ bé yên bình đã giúp cả thế giới có cái nhìn chân thực hơn về “ Hạnh phúc”. Không dựa quá nhiều vào thu nhập quốc dân hay sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, mà chỉ coi đó là một trong những yếu tố để hướng đến phát triển đời sống xã hội và cuộc sống tinh thần của con người, quan trọng nhất là dựa trên sự hài hòa và tổng hợp của tất cả các yếu tố sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân , Bhutan đã đưa ra chỉ số hạnh phúc của đất nước mình và nhận được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc cũng như hầu hết các quốc gia trên Thế giới. Nhận thấy giá trị vĩnh hằng của Hạnh phúc, tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc thông qua quyết định về ngày “ Quốc tế hạnh phúc”. Ngài Ban Ki-Moon còn khẳng định chỉ có “ Sự phát triển bền vững và kết hợp hài hòa của cả ba trụ cột: xã hội - kinh tế - môi trường trong lành sẽ tạo ra khái niệm chỉ số chung về hạnh phúc toàn cầu”.
Ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” được xác định vào ngày 20/3, một phần bởi đây là ngày duy nhất trong năm có độ dài ngày và đêm như nhau, tượng trưng cho sự cân bằng của âm - dương, sáng –tối và sự hài hòa của vũ trụ. Ý nghĩa của ngày 20/3 cũng là thông điệp nữa về ngày “ Quốc tế Hạnh phúc”: “ Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc”. Điều đó cũng lí giải cho việc, vì sao “Ngày Quốc tế Hạnh phúc” có thể giúp tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới có những bước tiến mới, vượt lên trên sự khác biệt về lãnh thổ, văn hóa, sắc tộc mà cùng liên kết, đoàn kết nhân loại.
Trong một thời gian ngắn, “ Quốc tế Hạnh phúc” 20/3 đã trở thành ngày để cả thế giới quan tâm đến vấn đề, làm sao có thể tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và lan tỏa, sẻ chia niềm vui đến mọi nơi trên hành tinh xanh, bởi đó là những yếu tố làm nên hạnh phúc. "Yêu thương và chia sẻ" cũng từ đó trở thành chủ đề để hưởng ứng ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” ở đa phần các quốc gia trên Thế giới.
Hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của Hạnh phúc, Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên tham gia hưởng ứng ngày “ Quốc tê Hạnh phúc”, cùng cất lên thông điệp về sự cân bằng, hài hòa, đoàn kết toàn nhân loại của Liên Hiệp Quốc cũng là phát triển ở bậc cao hơn cho tôn chỉ “ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của dân tộc. Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu tổ chức Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3) ở quy mô quốc gia, với chủ đề "Yêu thương và chia sẻ". Qua đó thể hiện những nỗ lực, cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân.
Là một trong những tỉnh nằm trong khu vực miền núi, biên giới, Điện Biên đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vựa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Với sự quan tâm, chăm lo của các cấp Ủy, Đảng hứa hẹn đem lại cuộc sống hạnh phúc, no ấm, đủ đầy hơn cho mỗi gia đình, mỗi đồng bào dân tộc tại đây; góp phần tạo ra một cộng đồng hạnh phúc, hài hòa và công bằng.
Trong khuôn khổ chào mừng ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” , cũng cũng như những năm trước, các cơ quan, ban, ngành của Tỉnh cùng cộng đồng và người dân luôn giành sự quan tâm đặc biệt với các hoạt động phong phú, nhân văn gắn với kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3,… góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa của Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Về phía Ban chỉ đạo công tác gia đình Tỉnh Điện Biên, đã ban hành quyết định về việc thực hiện Kế hoạch số 284/KH-BCĐ ngày 8/2/2018, thực hiện tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc với chủ đề nối tiếp “ Yêu thương và chia sẻ”. Các khẩu hiệu tuyên truyền chính của năm nay sẽ là: “Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3”, “Hãy hành động vì mục tiêu: Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, “Xây dựng một môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc” , “ Bảo vệ trẻ em bằng gia đình hạnh phúc, bình yên”.
Nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội về ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” bằng hàng loạt các hành động cụ thể, thiết thực: tiến hành thực hiện tuyên truyền về Lịch sử, ý nghĩa ngày “ Quốc tế Hạnh phúc” , cụ thể hơn là tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có các hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình và cộng đồng. Nêu gương người tốt, việc tốt; các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.
Với tinh thần đó và dựa vào đặc thù miền núi, biên giới, Tỉnh xác định ưu tiên tổ chức các hoạt động từ thiện, yêu thương, chia sẻ, thăm hỏi, giúp đỡ tới các cá nhân, gia đình, cộng đồng khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới. Cố gắng đưa đến sự cân bằng trong đời sống, kinh tế văn hóa, chính trị, tạo nền móng đầu tiên cho sự phát triển chung. Tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, du lịch, hoạt động thể dục, thể thao; Khuyến khích các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ cộng đồng, các hoạt động thăm quan, du lịch, vui chơi giải trí. Tăng cường gặp gỡ, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn, đưa lại sự hòa hợp, thống nhất song vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Phía các cấp lãnh đạo, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, diễn đàn về chủ đề hạnh phúc, và tìm ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, gia đình, hạnh phúc của cộng đồng,….
Hạnh phúc được kiến tạo từ mỗi cá nhân, cần có được sự hài hòa, thấu hiểu trong tư tưởng giữa các thế hệ, các ngành nghề, các dân tộc. Do vậy đây cũng là dịp để mỗi cá nhân có điều kiện nhìn nhận, đánh giá những việc đã làm, hành vi ứng xử, lối sống của bản thân trong việc tạo dựng “hạnh phúc” cho bản thân, gia đình và xã hội để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, quan tâm, chia sẻ với nhau nhiều hơn trong cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc. Mỗi người cần giữ thái độ sống lạc quan, tích cực để tìm thấy niềm vui và hạnh phúc cho mình và những người xung quanh, trước hết là cho gia đình và bạn bè.
Trong mỗi một giai đoạn trong tiến trình lịch sử và phát triển, mỗi người dân luôn đề cao tinh thần đấu đấu tranh, hi sinh quên mình để giành lấy độc lập, tự do, cao hơn cả là có được “ Hạnh phúc”. Cho đến nay, tinh thần và truyền thống ấy vẫn tiếp tục được gìn giữ, phát huy bằng yêu thương, sẻ chia. Bằng sự đồng lòng, chung tay trong quá trình thực hiện tạo nên sự hài hòa trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo cho người dân có một cuộc sống và tương lai bền vững; đặc biệt quan tâm tới các khu vực đồng bào dân tộc ít người còn nhiều khó khăn cũng như các đối tượng chính sách, ngày “Quốc tế Hạnh phúc” đã phát huy được hết những giá trị cao đẹp và ý nghĩa thiết thực vốn có.
Theo đuổi và đấu tranh cho hạnh phúc là một nhiệm vụ thiêng liêng, nghiêm túc. Làm sao để định hướng cho bản thân một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống và làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất đến những người xung quanh.
Tác giả bài viết: Đỗ Thùy Dương