TIẾT DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHỦ ĐỀ “CHUYỂN ĐỘNG NÉM”
- Thứ sáu - 24/11/2017 15:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tích cực hưởng ứng chương trình đổi mới phương pháp dạy học và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học …. trong tuần qua tổ Vật lí – Công nghệ đã thực hiện tiết thao giảng dạy theo dự án với chủ đề “chuyển động ném” do thầy Ngô Thanh Dũng thực hiện tại lớp 10A1 đã đem lại cho các em nhiều kiến thức mới bổ ích, sáng tạo, năng động qua những bài thuyết trình chuyên nghiệp, những sản phẩm mô hình, những trò chơi bổ ích do chính các em thực hiện.
Mục đích bài học nhằm mang lại giờ học tích cực cho học sinh. Giúp học sinh hiểu hơn về bài học và đam mê môn học. Ngoài việc học được những bài học liên quan đến chủ đề “chuyển động ném”, các em đã có thêm một số kỹ năng: Thuyết trình, làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, gây thiện cảm, tự tin thuyết trình trước đám đông, thiết kế mô hình và đây cũng chính là mục tiêu hướng đến cho học sinh.
Chuyển động ném hiện hữu thường nhật quanh ta. Từ chuyển động của quả bóng rổ, của chiếc lao, quả tạ khi vận động viên ném đi, đến những pha bay người mạo hiểm của các vận động viên trượt tuyết, đua mô tô, hay việc cắt bom, cứu hỏa bằng máy bay... Tất cả đều tuân theo những quy luật vật lí nhất định, mà trong khuôn khổ của chủ đề các em đã tìm hiểu các quy luật của chuyển động này, phân tích và đưa ra các điều kiện tối ưu để vật có thể chuyển động xa hay cao nhất theo mục đích sử dụng. Từ đó mô hình hóa bằng sản phẩm máy bắn đá đầy tính sáng tạo do các em tự thiết kế.
Các mô hình máy bắn đá tuy còn thô sơ nhưng các em đã vận dụng được một số kiến thức bài học vào thực tế. Sản phẩm cũng chính là kết quả cộng tác làm việc nhóm đầy tính trách nhiệm của các em.
Ngoài ra, các em còn khắc sâu kiến thức bài học bằng cách tổ chức các trò chơi thú vị mang kiến thức bài học.
Kết thúc tiết 2 tiết học theo dự án, các thầy cô đều đánh giá cao sản phẩm của mỗi nhóm và hiệu quả của giờ học. Phương pháp này gắn lý thuyết với thực hành, kích thích động cơ, hứng thú của người học; phát huy tính tự lực, trách nhiệm, khả năng sáng tạo; rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, tính bền bỉ, kiên nhẫn, năng lực cộng tác làm việc và năng lực đánh giá của học sinh.
Các quy luật của vật lí luôn hiện hữu quanh ta, tìm hiểu vật lí chính là tìm hiểu cách vận động của vạn vật. Vật lí miêu tả thế giới tự nhiên nhiều màu sắc bằng nét vẽ đơn giản và logic của mình. Học vật lí, chính là quan sát thế giới. Quan sát thế giới, chính là cách tồn tại…
Chuyển động ném hiện hữu thường nhật quanh ta. Từ chuyển động của quả bóng rổ, của chiếc lao, quả tạ khi vận động viên ném đi, đến những pha bay người mạo hiểm của các vận động viên trượt tuyết, đua mô tô, hay việc cắt bom, cứu hỏa bằng máy bay... Tất cả đều tuân theo những quy luật vật lí nhất định, mà trong khuôn khổ của chủ đề các em đã tìm hiểu các quy luật của chuyển động này, phân tích và đưa ra các điều kiện tối ưu để vật có thể chuyển động xa hay cao nhất theo mục đích sử dụng. Từ đó mô hình hóa bằng sản phẩm máy bắn đá đầy tính sáng tạo do các em tự thiết kế.
Các mô hình máy bắn đá tuy còn thô sơ nhưng các em đã vận dụng được một số kiến thức bài học vào thực tế. Sản phẩm cũng chính là kết quả cộng tác làm việc nhóm đầy tính trách nhiệm của các em.
Ngoài ra, các em còn khắc sâu kiến thức bài học bằng cách tổ chức các trò chơi thú vị mang kiến thức bài học.
Kết thúc tiết 2 tiết học theo dự án, các thầy cô đều đánh giá cao sản phẩm của mỗi nhóm và hiệu quả của giờ học. Phương pháp này gắn lý thuyết với thực hành, kích thích động cơ, hứng thú của người học; phát huy tính tự lực, trách nhiệm, khả năng sáng tạo; rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, tính bền bỉ, kiên nhẫn, năng lực cộng tác làm việc và năng lực đánh giá của học sinh.
Các quy luật của vật lí luôn hiện hữu quanh ta, tìm hiểu vật lí chính là tìm hiểu cách vận động của vạn vật. Vật lí miêu tả thế giới tự nhiên nhiều màu sắc bằng nét vẽ đơn giản và logic của mình. Học vật lí, chính là quan sát thế giới. Quan sát thế giới, chính là cách tồn tại…
Tác giả bài viết: Hoàng Tuấn Anh