Tham luận Đại hội Đoàn nhiệm kì 2021 - 2022 về tình trạng sử dụng mạng xã hội
- Thứ năm - 07/10/2021 15:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội trở thành công cụ để mọi người giữ liên lạc với nhau, chia sẽ tài liệu, thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt.
I. Hiện trạng
- 98, 7% học sinh trong trường sử dụng Facebook
- 28% sử dụng Facebook từ 3-5 tiếng một ngày
- Có hàng nghìn lượt tìm kiếm trên Facebook mỗi ngày nhưng chỉ có 10% trong số đó là liên quan đến vấn đề học tập.
=> Những con số trên đang phản ánh tình trạng đáng báo động về việc sử dụng mạng xã hội trong thế hệ trẻ nói chung và trong trường chúng ta nói riêng.
II. Hậu quả
- Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. Khiến các đoàn viên thanh niên hình thành nên những thói quen xấu và lối sống lệch lạc như: lối sống thiếu văn hóa trong cử chỉ, lời ăn tiếng nói, lối sống thiếu trách nhiệm, thói quen sống "ảo", mong muốn tạo chú ý, sử dụng mạng xã hội như nhật kí cá nhân để chia sẻ mọi cảm xúc, thói quen đam mê "tìm hiểu xã hội", chạy theo các xu hướng, lệch chuẩn về khái niệm "thần tượng".
- Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia.
- Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho các bạn sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực.
=> Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của các bạn đoàn viên thanh niên.
III. Nguyên nhân
- Nhu cầu thể hiện bản thân: khi con người nói tự về bản thân mình, não bộ cũng có cảm giác hài lòng và tạo ra những trải nghiệm thú vị vì vậy con người muốn cung cấp thông tin về bản thân mình và tự thể hiện với người khác. Tạo tâm lí mong muốn thu hút được nhiều lượt like, bình luận và share. Từ đó ngày càng tăng thời lượng sử dụng mạng xã hội
- Nhu cầu được kết nối và thuộc về: mạng xã hội đem đến cho người dùng cảm giác được tương tác với bất kỳ ai, từ bạn bè, gia đình cho đến những người nổi tiếng và thần tượng. Chính vì vậy nó trở thành không gian tương tác thu hút giới trẻ, khiến thời gian sử dụng của các đoàn viên thanh niên ngày càng tăng.
IV. Đề xuất giải pháp khắc phục
- Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của các đoàn viên thanh niên, các chi đoàn cần kết hợp với đoàn trường nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội.
- 98, 7% học sinh trong trường sử dụng Facebook
- 28% sử dụng Facebook từ 3-5 tiếng một ngày
- Có hàng nghìn lượt tìm kiếm trên Facebook mỗi ngày nhưng chỉ có 10% trong số đó là liên quan đến vấn đề học tập.
=> Những con số trên đang phản ánh tình trạng đáng báo động về việc sử dụng mạng xã hội trong thế hệ trẻ nói chung và trong trường chúng ta nói riêng.
II. Hậu quả
- Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. Khiến các đoàn viên thanh niên hình thành nên những thói quen xấu và lối sống lệch lạc như: lối sống thiếu văn hóa trong cử chỉ, lời ăn tiếng nói, lối sống thiếu trách nhiệm, thói quen sống "ảo", mong muốn tạo chú ý, sử dụng mạng xã hội như nhật kí cá nhân để chia sẻ mọi cảm xúc, thói quen đam mê "tìm hiểu xã hội", chạy theo các xu hướng, lệch chuẩn về khái niệm "thần tượng".
- Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia.
- Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho các bạn sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực.
=> Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của các bạn đoàn viên thanh niên.
III. Nguyên nhân
- Nhu cầu thể hiện bản thân: khi con người nói tự về bản thân mình, não bộ cũng có cảm giác hài lòng và tạo ra những trải nghiệm thú vị vì vậy con người muốn cung cấp thông tin về bản thân mình và tự thể hiện với người khác. Tạo tâm lí mong muốn thu hút được nhiều lượt like, bình luận và share. Từ đó ngày càng tăng thời lượng sử dụng mạng xã hội
- Nhu cầu được kết nối và thuộc về: mạng xã hội đem đến cho người dùng cảm giác được tương tác với bất kỳ ai, từ bạn bè, gia đình cho đến những người nổi tiếng và thần tượng. Chính vì vậy nó trở thành không gian tương tác thu hút giới trẻ, khiến thời gian sử dụng của các đoàn viên thanh niên ngày càng tăng.
IV. Đề xuất giải pháp khắc phục
- Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của các đoàn viên thanh niên, các chi đoàn cần kết hợp với đoàn trường nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội.
- Đầu tiên, ban chấp hành các chi đoàn cần giúp các đoàn viên hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập.
- Thứ hai, phải cho các đoàn viên thanh niên thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá.
- Thứ ba, cần cho các đoàn viên biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,… đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho thanh niên, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân.
Người viết: Phạm Tố Uyên