CUỐN NHẬT KÍ CỦA CÔ
- Thứ ba - 17/12/2019 20:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trên chiếc bàn gỗ mục đã bạc màu thời gian là những nét bút vẽ nguệch ngoạc theo năm tháng, là những sách vở, tài liệu chất đầy, là gương mặt 35 con người ai cũng đang nhíu đôi lông mày lại vì mải mê với những bài tập hóc búa. Kì thi đại học đã sắp đến gần, chúng tôi chẳng còn thời gian để vui chơi, để nô đùa như ngày trước nữa rồi. Ai nấy đều mang trong mình trọng trách của gia đình, thầy cô và quan trọng hơn là quyết tâm thực hiện ước mơ của mình.
Ngoài sân, các em khóa dưới đã có thể nô đùa tung tăng chuẩn bị cho lễ tổng kết và kì nghỉ hè. Bầu trời xanh ngắt, những tầng mây lơ lửng xoắn ốc như cây kem mát lành. Nắng nhẹ nhàng tinh khôi xiên qua từng kẽ lá. Hàng phượng vĩ đã đến độ rực rỡ kết chùm nặng trĩu. Bỗng một cánh hoa nghiêng xuống bờ vai của một cô gái đang ngồi dưới gốc cây, nhẹ đến mức cô chẳng mảy may phát hiện. Đôi mắt sáng cứ chăm chú vào cuốn sổ tay đã sờn. Người con gái ấy chẳng ai khác lại chính là cô giáo chủ nhiệm Thanh Lam của chúng tôi.
Mặc dù trên sân trường, không khí rộn rã, tấp nập tiếng cười nói, nô đùa nhưng xung quanh cô, mọi thứ như chậm hơn, nhẹ nhàng và yên bình đến lạ. Vốn là một học sinh luôn được cô yêu quý, tôi cảm nhận rằng dạo gần đây cô có nhiều suy tư mà không dễ sẻ chia với chúng tôi như mọi khi. Phải chăng, cô dồn cả trí tuệ, tâm sức cho kì thi sắp tới của chúng tôi mà trở nên xanh xao, ốm yếu? Cô không còn cất tiếng hát thanh cao ca ngợi quê hương đất nước, cũng chẳng nô đùa cùng với chúng tôi như trước nữa?
Hồi mới vào lớp 10, chúng tôi đã coi cô như chị gái của mình. Bởi năm ấy cô trẻ lắm, lớp chúng tôi lại là khóa học trò đầu tiên của cô. Sau mỗi buổi tan lớp, chúng tôi thường bám theo cô về nhà. Nhà cô cách trường chỉ một đoạn đường . Căn nhà nhỏ nhưng ao cá lại to, nhất là cái vườn còn to còn to gấp đôi cái ao. Lũ chúng tôi leo trèo hái lượm thỏa thích. Mấy đứa con trai còn nhảy tùm cả xuống ao tắm. Cô sống đơn giản, không khoa trương cầu kì. Ở bên cạnh cô chẳng có bất cứ khoảng cách nào, thi thoảng chúng tôi còn gọi cô là “Chị Lam”.
Cô thường hay tâm sự về tuổi thơ được cha mẹ chiều, luôn mua cho mọi thứ nhưng lại chẳng hề quan tâm đến cô. Rồi cha mẹ đường ai nấy đi. Cô về quê sống cùng bà ngoại từ năm lớp 5. Cũng vì thiếu thốn tình cảm nên cô thương yêu chúng tôi hết mực. Cứ có đồ ngon, quả chín nhiều cô lại gọi chúng tôi sang ăn cùng. Hay, hễ có chuyện vui cô lại kể cho chúng tôi nghe chẳng hề giấu diếm. Có những đêm muộn, mấy đưa chúng tôi kéo nhau sang nhà cô ngủ. Cô kể hồi còn đi học, cô quậy nhất lớp, phá phách đủ thứ. Cô cùng hội con trai đi ghẹo hội con gái trong lớp, sang lớp bên gạ kèo đánh nhau. Có lần cô trốn ra ngoài cổng cùng lũ bạn đi chơi điện tử, chơi xong bị người ta đánh vì không có tiền trả. Cô nói, ngày ấy câu nói đã khiến cô phải thay đổi từ chính cô giáo của mình: “ Không có bố mẹ thì đừng có ăn chơi đua đòi, không ai chịu trách nhiệm cho cô đâu”. Từ đó cô đã cố gắng học hành chăm chỉ để thi vào trường y với ước mơ trở thành bác sỹ. Nhưng vì hoàn cảnh không ai quan tâm nuôi nấng, cô đành từ bỏ ước mơ theo học sư phạm rồi về quê nhà dạy học. Cô luôn yêu đời, rảnh là lại hát ca. Ở xã cứ có chương trình văn nghệ gì là cô được mời đi hát. Trai làng lũ lượt ngỏ ý muốn làm quen nhưng cô đều từ chối cả, cô nói: “ Cô muốn tận hưởng cuộc sống tự do, yên bình này thêm chút nữa”.
Trong lớp tôi, gia đình Hoài có lẽ là khó khăn nhất, mặc dù nhà chúng tôi cũng chẳng khá giả gì. Bố thì suốt ngày rượu chè, mẹ thì bệnh nặng liệt gường, em thì còn nhỏ mới học mẫu giáo. Biết được điều ấy, cô Lam sẵn sàng giúp đỡ hết mình. Cô cho Hoài tiền ăn học, xin trợ cấp cho gia đình Hoài, cô kêu gọi cả lớp cùng đến nhà giúp Hoài thu hoạch lúa thóc. Có lần cô đến nhà Hoài, bố Hoài từ trong nhà ném chai rượu vỡ tanh bành, mảnh thủy tinh còn bày vào chân cô chảy máu. Bố Hoài quát:
- Cô cút về cho tôi, để cho con Hoài đi lấy chồng còn có tiền nuôi cái nhà này.
Cô chẳng tức giận, điềm tĩnh nói to:
- Bao giờ anh hết say rượu thì nói chuyện với tôi nhé, giờ tôi đi giúp cái Hoài gặt lúa đây.
Cô thật dũng cảm và kiên trì, luôn giúp đỡ người khác bằng tất cả sức lực và tấm lòng của mình, chẳng đòi hỏi ai làm gì cho cô. Một thân một mình lo cho cuộc sống của mình và cuộc sống của bao đứa học trò đặc biệt như chúng tôi.
Chớm xuân hôm ấy, trời se se lạnh. Gió bấc lạnh lẽo kéo theo mưa phùn li ti, ai nấy đều rét cóng, mà tiết đầu là tiết Hóa của cô Lam. Không giống như mọi khi, cô sẽ đến từ sớm đốc thúc chúng học bài cũ rồi bắt đầu tiết dạy của mình. Nhưng hôm nay vào tiết đã được năm phút rồi chúng tôi bắt đầu xì xào, thắc mắc: - Sao hôm nay cô Lam lại đi làm muộn thế nhỉ?
Bỗng có tiếng guốc “cộp cộp” bước nhanh ngoài cửa, chúng tôi thở phào, cuối cùng cô cũng đến. Nhưng không, người bước vào lớp không phải cô Lam mà là cô Hương dạy hóa lớp kề bên:
- “ Hôm nay cô Lam có chút việc, cô sẽ dạy thay cô ấy một tiết !”.
Chúng tôi đặt lên trong đầu mình một dấu hỏi to đùng. Ai cũng suy nghĩ, cô Lam thì có thể có việc gì mà lại xin nghỉ làm!
Năm tiết học trôi qua chưa bao giờ lâu đến thế. Llũ chúng tôi kéo nhau chạy như bay đến nhà cô. Cổng không khóa. Có lẽ cô ở trong nhà. Căn nhà lạnh lẽo trống toác, bỗng một tiếng ho “ khụ khụ” liên hồi phát ra từ căn phòng ngủ của cô. Chúng tôi bước vào, cô đang nằm chùm kín chăn ho sặc sụa. Chúng tôi gọi: “ Cô Lam ơi, cô làm sao thế ạ, cô ốm ạ?”
Cô vén chiếc chăn bông dày, ló khuôn mặt phờ phạc:
- Ờ sao mấy đứa lại ở đây, không đi học à?
- Chúng em học xong được về rồi ạ, cô ốm nặng thế này sao không nói với chúng em, chúng em đưa cô đi viện, cô nhé.
Cô xua tay:
- Thôi, cô vừa đi khám về rồi, bác sỹ bảo về nằm một chút là khỏi liền ấy mà...
Tôi sờ trán cô thốt lên:
- Ôi, cô sốt cao quá rồi!
Lũ chúng tôi chạy tán loạn, đứa lấy khăn đắp lên trán, đứa xoa chân tay cho cô đỡ lạnh, đứa đi nấu cháo, đứa đi lấy thuốc. Một lúc sau, khi cô đã hạ sốt, chúng tôi nói với cô:
- Thưa cô! Lần sau cô mà bị ốm cô phải gọi cho chúng em ngay cô nhé, một mình cô, nhỡ có mệnh hệ gì, chúng em sao sống nổi.
Cô cười khì:
- Cô nhớ rồi, lần sau cô sẽ gọi mấy đứa, mà cô sợ mấy đứa đang đi học nên thôi.
Hôm ấy chúng tôi ở lại chăm cô cả đêm.
Từ sau trận ốm trở đi, cô có vẻ ít nói hơn, người gầy rạc đi. Cô cũng chẳng tâm sự với chúng tôi nhiều như xưa, cũng chẳng rủ chúng tôi về nhà cô chơi nữa. Chúng tôi nghĩ có lẽ cô muốn chúng tôi chú trọng vào kỳ thi Đại học sắp tới. Chúng tôi ai nấy đều quyết tâm lao vào học hành chăm chỉ để khiến cho cô vui và tự hào.
Cuối cùng kỳ thi cũng đã đến, cô đến từ sớm dặn dò, ổn định tinh thần cho chúng tôi.
- Các em hãy cố lên, hãy thể hiện thật tốt những gì mình đã cố gắng. Tương lai ở ngay trước mắt chúng ta rồi, hãy nắm chặt lấy nó nhé. Hãy sống tự tin, phải vui vẻ và luôn hạnh phúc đấy nhé! – Cô nói mà nước mắt rưng rưng, chúng tôi ai cũng cảm động và càng quyết tâm để đạt được thành quả cao nhất.
Cô Lam chỉ đến gặp chúng tôi đúng hôm đầu. Sau ba ngày thi căng thẳng, mười hai năm học ròng rã của chúng tôi cũng đã kết thúc. Giờ đây chúng tôi đã là những người tự do làm điều mình thích. Có vẻ ai cũng làm bài khá tốt. Người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là cô, phải về báo ngay cho cô vui mới được.
Chiếc cổng vẫn mở toang như mọi khi chào đón chúng tôi, nhưng hôm nay có vài vị khách lạ.
- Các cháu là …? – Giọng một người phụ nữ trung niên từ phía sau chúng tôi cất lên
- Dạ chúng cháu chào bác ạ, bác cho cháu hỏi cô Lam có trong nhà không ạ?
- Vậy các cháu chính là mấy đứa học sinh mà cái Lam nhất quyết không cho biết à?
Chúng tôi thầm thắc mắc: - Bác ấy đang nói gì vậy, biết cái gì cơ?
Bác dẫn chúng tôi vào nhà. Mắt bác đỏ hoe đưa cho chúng tôi một cuốn sổ màu nâu đã có phần cũ kĩ, là món quà đầu tiên lũ chúng tôi góp tiền mua tặng sinh nhật cô.
- Cái Lam đi rồi. Nó đi nhanh quá chẳng kịp nói với ai câu nào. Câu cuối cùng chỉ nói với mọi người là đừng để cho tụi cháu biết. Thương đứa con gái nết na, ngoan hiền, còn trẻ mà chẳng được hưởng thụ nốt cõi đời này nữa rồi…!!!
Chúng tôi như chết lặng. Tất cả đứng im bất động, mắt cay xè nhòa mờ đi, cổ họng nghẹn đắng lại... Cái Hoài ngã gục xuống đất. Nước mắt cứ chảy nhưng khóc không thành tiếng. Lúc ấy chúng tôi mới ngẩn nhìn nhau, trấn an hỏi lại bác:
- Cô Lam đi đâu hả bác, đi đâu để chúng cháu đến ạ!
Bác gái nhìn chúng tôi, nói trong nghẹn ngào:
- Vậy các cháu không biết thật sao? Lam bị ung thư phổi, đến lúc phát hiện đã quá muộn rồi. Nó chẳng nói với ai, đến lúc không còn cứu chữa được nữa mới nói cho gia đình biết.
Lần này thì chúng tôi không còn tin vào tai mình nữa. Những gì đang xảy ra liệu có phải là mơ không, mà sao mọi thứ đến rồi đi lại quá bất ngờ. Tôi chẳng biết điều gì đang xảy ra nữa. Cô Lam đã giấu chúng tôi suốt một thời gian dài. Vì thế mấy tháng gần đây cô không còn hồn nhiên vui vẻ được nữa. Cô muốn chúng tôi tập trung vào thi Đại học không phải lo lắng, vì cô mà sao nhãng. Cũng vì thế cô không chấp nhận tình cảm của ai, vì thế cô xa cách chúng tôi. Cả đời này cô chỉ luôn sống lo lắng, quan tâm đến người khác, làm lụng vất vả mà quên mất bản thân. Cô cố gắng sống hồn nhiên hạnh phúc để quên đi những nỗi đau, bệnh tật mà không may cô mắc phải.
Cuốn nhật kí là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời cô. Những kỉ niệm đẹp đẽ nhất, đáng nhớ nhất với chúng tôi cô đều nhớ và ghi lại rõ ràng. Cô còn ghi ngày cô phát hiện ra căn bệnh đã từ một năm trước, thế mà chúng tôi chẳng hề hay biết. Có lẽ vì vài tháng gần đây biết mình chẳng thể qua khỏi, cô mới rời xa chúng tôi, nhằm mục đích chúng tôi không để ý, suy nghĩ nhiều cho cô. Ở trang cuối cùng là một bức thư với những nét chữ run run chẳng thể rõ ràng. Những trang giấy co lại vì thấm bao giọt nước mắt yêu thương của cô..
“ Có lẽ khi các em đọc được bức thư này, cô đã chẳng thể ở đây, cùng các em chia sẻ niềm vui của khoảnh khắc tuyệt vời nhất đời học sinh nữa rồi! Xin lỗi đã để các em phải buồn trong một ngày vui thế này. Ngày đầu tiên gặp các em, cô đã hứa sẽ cùng các em đi hết quãng đời học sinh, thế mà sắp đến đích thì cô lại bỏ cuộc rồi. Cô biết các em sẽ trách cô vì sao không nói cho các em biết về bệnh tình của cô. Nhưng cô lo các em để tâm đến cô quá nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập, không muốn các em vì cô mà bỏ lỡ tương lai. Quãng thời gian bên các em cô đã rất vui. Cô như được sống thêm một lần nữa tuổi thơ, thứ mà cô đã không bao giờ có được. Cô muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất đến các em -những thiên thần bé nhỏ của cô. Kiếp này cô đã sống mà không phải nuối tiếc rồi. Cô biết ai cũng làm bài rất tốt, cô chúc mừng tất cả các em. Hãy theo đuổi đam mê của mình nhé, thật thành công và phải sống thật hạnh phúc để cô ở một nơi xa nhìn thấy các em có thể mỉm cười nhé! Cô phải đi rồi, tạm biệt các em - những tình yêu bé nhỏ của cô!”
Đọc xong bức thư, chúng tôi ai nấy đều khóc nức nở. Chúng tôi ôm nhau khóc. Chúng tôi nhớ cô. Nhớ giọng nói, tiếng cười, những bữa cơm cô nấu, những bài học cô dạy. Chúng tôi chưa kịp đền đáp công ơn thì cô đã đi xa mất rồi. Có lẽ đây sẽ là kỉ niệm, kí ức nhớ mãi trong cuộc đời. Chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ về cô, một người thầy, người mẹ, người chị, người bạn. Những điều tuyệt vời mà cô đã đem đến với chúng tôi chính là món quà quý giá nhất mà ông trời đã ban tặng trong cuộc đời. Mỗi chúng tôi chắc chắn sẽ thật thành công, thật hạnh phúc để cô luôn dõi theo và mỉm cười thật mãn nguyện.
Tạm biệt cô yêu quý nhất! Chúng em yêu cô nhiều lắm cô có biết không?
Mặc dù trên sân trường, không khí rộn rã, tấp nập tiếng cười nói, nô đùa nhưng xung quanh cô, mọi thứ như chậm hơn, nhẹ nhàng và yên bình đến lạ. Vốn là một học sinh luôn được cô yêu quý, tôi cảm nhận rằng dạo gần đây cô có nhiều suy tư mà không dễ sẻ chia với chúng tôi như mọi khi. Phải chăng, cô dồn cả trí tuệ, tâm sức cho kì thi sắp tới của chúng tôi mà trở nên xanh xao, ốm yếu? Cô không còn cất tiếng hát thanh cao ca ngợi quê hương đất nước, cũng chẳng nô đùa cùng với chúng tôi như trước nữa?
Hồi mới vào lớp 10, chúng tôi đã coi cô như chị gái của mình. Bởi năm ấy cô trẻ lắm, lớp chúng tôi lại là khóa học trò đầu tiên của cô. Sau mỗi buổi tan lớp, chúng tôi thường bám theo cô về nhà. Nhà cô cách trường chỉ một đoạn đường . Căn nhà nhỏ nhưng ao cá lại to, nhất là cái vườn còn to còn to gấp đôi cái ao. Lũ chúng tôi leo trèo hái lượm thỏa thích. Mấy đứa con trai còn nhảy tùm cả xuống ao tắm. Cô sống đơn giản, không khoa trương cầu kì. Ở bên cạnh cô chẳng có bất cứ khoảng cách nào, thi thoảng chúng tôi còn gọi cô là “Chị Lam”.
Cô thường hay tâm sự về tuổi thơ được cha mẹ chiều, luôn mua cho mọi thứ nhưng lại chẳng hề quan tâm đến cô. Rồi cha mẹ đường ai nấy đi. Cô về quê sống cùng bà ngoại từ năm lớp 5. Cũng vì thiếu thốn tình cảm nên cô thương yêu chúng tôi hết mực. Cứ có đồ ngon, quả chín nhiều cô lại gọi chúng tôi sang ăn cùng. Hay, hễ có chuyện vui cô lại kể cho chúng tôi nghe chẳng hề giấu diếm. Có những đêm muộn, mấy đưa chúng tôi kéo nhau sang nhà cô ngủ. Cô kể hồi còn đi học, cô quậy nhất lớp, phá phách đủ thứ. Cô cùng hội con trai đi ghẹo hội con gái trong lớp, sang lớp bên gạ kèo đánh nhau. Có lần cô trốn ra ngoài cổng cùng lũ bạn đi chơi điện tử, chơi xong bị người ta đánh vì không có tiền trả. Cô nói, ngày ấy câu nói đã khiến cô phải thay đổi từ chính cô giáo của mình: “ Không có bố mẹ thì đừng có ăn chơi đua đòi, không ai chịu trách nhiệm cho cô đâu”. Từ đó cô đã cố gắng học hành chăm chỉ để thi vào trường y với ước mơ trở thành bác sỹ. Nhưng vì hoàn cảnh không ai quan tâm nuôi nấng, cô đành từ bỏ ước mơ theo học sư phạm rồi về quê nhà dạy học. Cô luôn yêu đời, rảnh là lại hát ca. Ở xã cứ có chương trình văn nghệ gì là cô được mời đi hát. Trai làng lũ lượt ngỏ ý muốn làm quen nhưng cô đều từ chối cả, cô nói: “ Cô muốn tận hưởng cuộc sống tự do, yên bình này thêm chút nữa”.
Trong lớp tôi, gia đình Hoài có lẽ là khó khăn nhất, mặc dù nhà chúng tôi cũng chẳng khá giả gì. Bố thì suốt ngày rượu chè, mẹ thì bệnh nặng liệt gường, em thì còn nhỏ mới học mẫu giáo. Biết được điều ấy, cô Lam sẵn sàng giúp đỡ hết mình. Cô cho Hoài tiền ăn học, xin trợ cấp cho gia đình Hoài, cô kêu gọi cả lớp cùng đến nhà giúp Hoài thu hoạch lúa thóc. Có lần cô đến nhà Hoài, bố Hoài từ trong nhà ném chai rượu vỡ tanh bành, mảnh thủy tinh còn bày vào chân cô chảy máu. Bố Hoài quát:
- Cô cút về cho tôi, để cho con Hoài đi lấy chồng còn có tiền nuôi cái nhà này.
Cô chẳng tức giận, điềm tĩnh nói to:
- Bao giờ anh hết say rượu thì nói chuyện với tôi nhé, giờ tôi đi giúp cái Hoài gặt lúa đây.
Cô thật dũng cảm và kiên trì, luôn giúp đỡ người khác bằng tất cả sức lực và tấm lòng của mình, chẳng đòi hỏi ai làm gì cho cô. Một thân một mình lo cho cuộc sống của mình và cuộc sống của bao đứa học trò đặc biệt như chúng tôi.
Chớm xuân hôm ấy, trời se se lạnh. Gió bấc lạnh lẽo kéo theo mưa phùn li ti, ai nấy đều rét cóng, mà tiết đầu là tiết Hóa của cô Lam. Không giống như mọi khi, cô sẽ đến từ sớm đốc thúc chúng học bài cũ rồi bắt đầu tiết dạy của mình. Nhưng hôm nay vào tiết đã được năm phút rồi chúng tôi bắt đầu xì xào, thắc mắc: - Sao hôm nay cô Lam lại đi làm muộn thế nhỉ?
Bỗng có tiếng guốc “cộp cộp” bước nhanh ngoài cửa, chúng tôi thở phào, cuối cùng cô cũng đến. Nhưng không, người bước vào lớp không phải cô Lam mà là cô Hương dạy hóa lớp kề bên:
- “ Hôm nay cô Lam có chút việc, cô sẽ dạy thay cô ấy một tiết !”.
Chúng tôi đặt lên trong đầu mình một dấu hỏi to đùng. Ai cũng suy nghĩ, cô Lam thì có thể có việc gì mà lại xin nghỉ làm!
Năm tiết học trôi qua chưa bao giờ lâu đến thế. Llũ chúng tôi kéo nhau chạy như bay đến nhà cô. Cổng không khóa. Có lẽ cô ở trong nhà. Căn nhà lạnh lẽo trống toác, bỗng một tiếng ho “ khụ khụ” liên hồi phát ra từ căn phòng ngủ của cô. Chúng tôi bước vào, cô đang nằm chùm kín chăn ho sặc sụa. Chúng tôi gọi: “ Cô Lam ơi, cô làm sao thế ạ, cô ốm ạ?”
Cô vén chiếc chăn bông dày, ló khuôn mặt phờ phạc:
- Ờ sao mấy đứa lại ở đây, không đi học à?
- Chúng em học xong được về rồi ạ, cô ốm nặng thế này sao không nói với chúng em, chúng em đưa cô đi viện, cô nhé.
Cô xua tay:
- Thôi, cô vừa đi khám về rồi, bác sỹ bảo về nằm một chút là khỏi liền ấy mà...
Tôi sờ trán cô thốt lên:
- Ôi, cô sốt cao quá rồi!
Lũ chúng tôi chạy tán loạn, đứa lấy khăn đắp lên trán, đứa xoa chân tay cho cô đỡ lạnh, đứa đi nấu cháo, đứa đi lấy thuốc. Một lúc sau, khi cô đã hạ sốt, chúng tôi nói với cô:
- Thưa cô! Lần sau cô mà bị ốm cô phải gọi cho chúng em ngay cô nhé, một mình cô, nhỡ có mệnh hệ gì, chúng em sao sống nổi.
Cô cười khì:
- Cô nhớ rồi, lần sau cô sẽ gọi mấy đứa, mà cô sợ mấy đứa đang đi học nên thôi.
Hôm ấy chúng tôi ở lại chăm cô cả đêm.
Từ sau trận ốm trở đi, cô có vẻ ít nói hơn, người gầy rạc đi. Cô cũng chẳng tâm sự với chúng tôi nhiều như xưa, cũng chẳng rủ chúng tôi về nhà cô chơi nữa. Chúng tôi nghĩ có lẽ cô muốn chúng tôi chú trọng vào kỳ thi Đại học sắp tới. Chúng tôi ai nấy đều quyết tâm lao vào học hành chăm chỉ để khiến cho cô vui và tự hào.
Cuối cùng kỳ thi cũng đã đến, cô đến từ sớm dặn dò, ổn định tinh thần cho chúng tôi.
- Các em hãy cố lên, hãy thể hiện thật tốt những gì mình đã cố gắng. Tương lai ở ngay trước mắt chúng ta rồi, hãy nắm chặt lấy nó nhé. Hãy sống tự tin, phải vui vẻ và luôn hạnh phúc đấy nhé! – Cô nói mà nước mắt rưng rưng, chúng tôi ai cũng cảm động và càng quyết tâm để đạt được thành quả cao nhất.
Cô Lam chỉ đến gặp chúng tôi đúng hôm đầu. Sau ba ngày thi căng thẳng, mười hai năm học ròng rã của chúng tôi cũng đã kết thúc. Giờ đây chúng tôi đã là những người tự do làm điều mình thích. Có vẻ ai cũng làm bài khá tốt. Người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là cô, phải về báo ngay cho cô vui mới được.
Chiếc cổng vẫn mở toang như mọi khi chào đón chúng tôi, nhưng hôm nay có vài vị khách lạ.
- Các cháu là …? – Giọng một người phụ nữ trung niên từ phía sau chúng tôi cất lên
- Dạ chúng cháu chào bác ạ, bác cho cháu hỏi cô Lam có trong nhà không ạ?
- Vậy các cháu chính là mấy đứa học sinh mà cái Lam nhất quyết không cho biết à?
Chúng tôi thầm thắc mắc: - Bác ấy đang nói gì vậy, biết cái gì cơ?
Bác dẫn chúng tôi vào nhà. Mắt bác đỏ hoe đưa cho chúng tôi một cuốn sổ màu nâu đã có phần cũ kĩ, là món quà đầu tiên lũ chúng tôi góp tiền mua tặng sinh nhật cô.
- Cái Lam đi rồi. Nó đi nhanh quá chẳng kịp nói với ai câu nào. Câu cuối cùng chỉ nói với mọi người là đừng để cho tụi cháu biết. Thương đứa con gái nết na, ngoan hiền, còn trẻ mà chẳng được hưởng thụ nốt cõi đời này nữa rồi…!!!
Chúng tôi như chết lặng. Tất cả đứng im bất động, mắt cay xè nhòa mờ đi, cổ họng nghẹn đắng lại... Cái Hoài ngã gục xuống đất. Nước mắt cứ chảy nhưng khóc không thành tiếng. Lúc ấy chúng tôi mới ngẩn nhìn nhau, trấn an hỏi lại bác:
- Cô Lam đi đâu hả bác, đi đâu để chúng cháu đến ạ!
Bác gái nhìn chúng tôi, nói trong nghẹn ngào:
- Vậy các cháu không biết thật sao? Lam bị ung thư phổi, đến lúc phát hiện đã quá muộn rồi. Nó chẳng nói với ai, đến lúc không còn cứu chữa được nữa mới nói cho gia đình biết.
Lần này thì chúng tôi không còn tin vào tai mình nữa. Những gì đang xảy ra liệu có phải là mơ không, mà sao mọi thứ đến rồi đi lại quá bất ngờ. Tôi chẳng biết điều gì đang xảy ra nữa. Cô Lam đã giấu chúng tôi suốt một thời gian dài. Vì thế mấy tháng gần đây cô không còn hồn nhiên vui vẻ được nữa. Cô muốn chúng tôi tập trung vào thi Đại học không phải lo lắng, vì cô mà sao nhãng. Cũng vì thế cô không chấp nhận tình cảm của ai, vì thế cô xa cách chúng tôi. Cả đời này cô chỉ luôn sống lo lắng, quan tâm đến người khác, làm lụng vất vả mà quên mất bản thân. Cô cố gắng sống hồn nhiên hạnh phúc để quên đi những nỗi đau, bệnh tật mà không may cô mắc phải.
Cuốn nhật kí là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời cô. Những kỉ niệm đẹp đẽ nhất, đáng nhớ nhất với chúng tôi cô đều nhớ và ghi lại rõ ràng. Cô còn ghi ngày cô phát hiện ra căn bệnh đã từ một năm trước, thế mà chúng tôi chẳng hề hay biết. Có lẽ vì vài tháng gần đây biết mình chẳng thể qua khỏi, cô mới rời xa chúng tôi, nhằm mục đích chúng tôi không để ý, suy nghĩ nhiều cho cô. Ở trang cuối cùng là một bức thư với những nét chữ run run chẳng thể rõ ràng. Những trang giấy co lại vì thấm bao giọt nước mắt yêu thương của cô..
“ Có lẽ khi các em đọc được bức thư này, cô đã chẳng thể ở đây, cùng các em chia sẻ niềm vui của khoảnh khắc tuyệt vời nhất đời học sinh nữa rồi! Xin lỗi đã để các em phải buồn trong một ngày vui thế này. Ngày đầu tiên gặp các em, cô đã hứa sẽ cùng các em đi hết quãng đời học sinh, thế mà sắp đến đích thì cô lại bỏ cuộc rồi. Cô biết các em sẽ trách cô vì sao không nói cho các em biết về bệnh tình của cô. Nhưng cô lo các em để tâm đến cô quá nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập, không muốn các em vì cô mà bỏ lỡ tương lai. Quãng thời gian bên các em cô đã rất vui. Cô như được sống thêm một lần nữa tuổi thơ, thứ mà cô đã không bao giờ có được. Cô muốn nói lời cảm ơn chân thành nhất đến các em -những thiên thần bé nhỏ của cô. Kiếp này cô đã sống mà không phải nuối tiếc rồi. Cô biết ai cũng làm bài rất tốt, cô chúc mừng tất cả các em. Hãy theo đuổi đam mê của mình nhé, thật thành công và phải sống thật hạnh phúc để cô ở một nơi xa nhìn thấy các em có thể mỉm cười nhé! Cô phải đi rồi, tạm biệt các em - những tình yêu bé nhỏ của cô!”
Đọc xong bức thư, chúng tôi ai nấy đều khóc nức nở. Chúng tôi ôm nhau khóc. Chúng tôi nhớ cô. Nhớ giọng nói, tiếng cười, những bữa cơm cô nấu, những bài học cô dạy. Chúng tôi chưa kịp đền đáp công ơn thì cô đã đi xa mất rồi. Có lẽ đây sẽ là kỉ niệm, kí ức nhớ mãi trong cuộc đời. Chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ về cô, một người thầy, người mẹ, người chị, người bạn. Những điều tuyệt vời mà cô đã đem đến với chúng tôi chính là món quà quý giá nhất mà ông trời đã ban tặng trong cuộc đời. Mỗi chúng tôi chắc chắn sẽ thật thành công, thật hạnh phúc để cô luôn dõi theo và mỉm cười thật mãn nguyện.
Tạm biệt cô yêu quý nhất! Chúng em yêu cô nhiều lắm cô có biết không?