Xin hãy tìm một hình ảnh khác
- Chủ nhật - 17/11/2019 22:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thầy cô - Đó là những tiếng thiêng liêng nhất dành cho những người làm nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý” (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trân trọng giới thiệu đến thầy cô, các em học sinh cùng các bạn độc giả bài thơ văn xuôi của NGƯT Lê Thị Mai - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn viết dành tặng cho các đồng nghiệp nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Xin trân trọng cám ơn NGƯT Lê Thị Mai – một nhà giáo giáo tâm huyết, một lãnh đạo tận tâm đã cho chúng ta đọc bài thơ chất chứa những suy tư, những chiêm nghiệm sâu sắc về nghề này!
Xin hãy tìm một hình ảnh khác
( Thơ văn xuôi tặng các đồng nghiệp nhân kỉ niệm 30 năm ngày NGVN 20/11)
Người lái đò chỉ cần sức lực của đôi tay và một khoảng thời gian hoàn toàn đo đếm được để chèo lái con đò chở khách qua sông; Người giáo viên muốn dạy một con người phải cần rất nhiều tâm huyết, tài năng và lượng thời gian không thể tính bằng giờ, bằng phút.
Người lái đò coi tất cả những người mình đưa qua sông hôm nay là khách, ngày mai gặp lại gọi là khách quen; Người giáo viên tiễn một lứa học sinh hôm nay ra trường, ngày mai đón một lứa học sinh mới, không có gương mặt nào giống với hôm qua; nhưng tình yêu dành cho họ chẳng hề vơi bớt, phải nhiều hơn vì họ không phải... người quen!
Người lái đò khi đưa khách qua sông, chỉ cập bến là xong công việc, không cần biết hành khách là ai? Họ nghĩ gì? Và họ sẽ đi đâu?; Ngưòi giáo viên khi chia tay mỗi khoá học sinh, mắt vẫn dõi theo họ trên mỗi bước đưòng đi tới; vui sướng, tự hào khi biết họ thành công và day dứt khôn nguôi khi biết họ không làm được điều người thầy mong ước.
Người lái đò không bao giờ thấy mình có lỗi khi khách qua sông bị vấp ngã trên đường. Người giáo viên thấy mình vô cùng có lỗi nếu có một cô (cậu) học trò ngày xưa, bây giờ chẳng được nên người.
Nghề dạy học với nghề lái đò chẳng có gì chung. Bị ví với người lái đò hẳn thầy cô buồn lắm.
Xin hãy tìm một hình ảnh khác để tôn vinh những người đã hoá thân thành ngọn đuốc, cháy hết mình soi sáng cuộc đời ta.
Người lái đò chỉ cần sức lực của đôi tay và một khoảng thời gian hoàn toàn đo đếm được để chèo lái con đò chở khách qua sông; Người giáo viên muốn dạy một con người phải cần rất nhiều tâm huyết, tài năng và lượng thời gian không thể tính bằng giờ, bằng phút.
Người lái đò coi tất cả những người mình đưa qua sông hôm nay là khách, ngày mai gặp lại gọi là khách quen; Người giáo viên tiễn một lứa học sinh hôm nay ra trường, ngày mai đón một lứa học sinh mới, không có gương mặt nào giống với hôm qua; nhưng tình yêu dành cho họ chẳng hề vơi bớt, phải nhiều hơn vì họ không phải... người quen!
Người lái đò khi đưa khách qua sông, chỉ cập bến là xong công việc, không cần biết hành khách là ai? Họ nghĩ gì? Và họ sẽ đi đâu?; Ngưòi giáo viên khi chia tay mỗi khoá học sinh, mắt vẫn dõi theo họ trên mỗi bước đưòng đi tới; vui sướng, tự hào khi biết họ thành công và day dứt khôn nguôi khi biết họ không làm được điều người thầy mong ước.
Người lái đò không bao giờ thấy mình có lỗi khi khách qua sông bị vấp ngã trên đường. Người giáo viên thấy mình vô cùng có lỗi nếu có một cô (cậu) học trò ngày xưa, bây giờ chẳng được nên người.
Nghề dạy học với nghề lái đò chẳng có gì chung. Bị ví với người lái đò hẳn thầy cô buồn lắm.
Xin hãy tìm một hình ảnh khác để tôn vinh những người đã hoá thân thành ngọn đuốc, cháy hết mình soi sáng cuộc đời ta.