Tuyên truyền Hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" năm 2022.

Thứ tư - 13/07/2022 20:27
Trong 2 năm qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19, tội phạm mua bán người có chiều hướng giảm. Nhưng vì siêu lợi nhuận, các đối tượng mua bán người liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn để đối phó với lực lượng thực thi pháp luật và hình thành nhiều đường dây, băng nhóm xuyên quốc gia với quy mô, tính chất ngày càng phức tạp. Có thể thấy, nhiều phụ nữ và trẻ em nhẹ dạ, cả tin, thường bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa bán sang nước ngoài để chuộc lợi. Các cơ quan có thẩm quyền đã tham mưu nhiều giải pháp, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, để người dân nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm mua bán người và không để mình trở thành nạn nhân của loại tội phạm này.
Tuyên truyền Hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" năm 2022.
        Cũng như các tỉnh miền núi, biên giới khác, hoạt động của tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Điện Biên diễn biến khá phức tạp, có chiều hướng gia tăng với tính chất tinh vi, thủ đoạn manh động, liều lĩnh, phần lớn các vụ án mua bán người xảy ra tại các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Điện Biên Đông và Tủa Chùa,…. Đứng trước thực trạng về tội phạm mua bán người tại địa phương, đồng thời thực hiện Công văn số 2291/BCĐ, ngày 30/6/2022 của Ban Chỉ đạo, phòng chống tội phạm của Chính phủ về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30/7” năm 2022, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Điện Biên đã kịp thời ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
       - Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống mua bán người; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp, tăng cường hợp tác quốc tế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh.
       - Tổ chức triển khai sâu rộng các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người, làm cho “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
      - Việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống  mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.
      - Về nội dung, Ban Chỉ đạo tỉnh nhấn mạnh về việc tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông với các buổi mit-tinh và các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” theo Quyết định số 793/QD-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” hiệu quả, phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid- 19.
         Tiến hành chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan báo, đài, hệ thống thông tin cơ sở và các nhà mạng viễn thông trong tỉnh tăng thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyên về chính sách, pháp luật và và phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục, chương trình tuyên truyền về phòng, chống mua bán người.  
        Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền về phòng chống mua bán người ( qua hệ thống thông tin đại chúng, thông tin cơ sở, các trang mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng,…) đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình, phong tục tập quán của từng địa bàn.
        Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng, chống mua bán người trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; các cấp hội và hội viên hội phụ nữ,… tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về công tác phòng, chống mua bán người; Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật bằng hình thức phù hợp; Tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
        Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong sử dụng lao động, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Quan tâm giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao là nạn nhận của nạn mua bán người.
        Trước diễn biến rất tinh vi của tình trạng buôn bán người, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán người, nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn, để không còn những hậu quả khôn lường, những nỗi đau dai dẳng cho gia đình và nạn nhân của tội phạm mua bán người, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.
 
9gdhgfhgf

Tác giả bài viết: Đỗ Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TKB KHOA BIỂU ONLINE 2023-2024
LỊCH BÁO GIẢNG ONLINE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây