Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS

Thứ năm - 05/08/2021 22:52
Thực hiện công văn số 1760 của Sở GD&ĐT ngày 03/8/2021 về tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong cơ quan, đơn vị, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nghiêm túc quán triệt nội dung phòng, chống tới toàn thể cán bộ, công chức, người lao động... trong nhà trường.
       Bệnh HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus (một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở cơ thể người, gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của cơ thể), AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Immuno Deficiency Syndrom. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.
Các đường lây truyền HIV
- Virus HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường sau:
+ Lây truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc…
+  Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn tình mà không biết họ có nhiễm HIV hay không; Sử dụng bao cao su không thường xuyên và không đúng cách; Quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và khi cho con bú.
Biểu hiện của HIV/AIDS: Có 04 giai đoạn nhiễm HIV
+ Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
+ Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
+ Giai đoạn cận AIDS: Vẫn chưa có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
+ Giai đoạn AIDS: Có các biểu hiện như: Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể); sốt, ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng. Xuất hiện nhiều bệnh kèm theo như ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân,.... Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
Cách phòng tránh lây nhiễm
- Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục
+ Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.
+ Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thủy đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
+ Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
+ Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
- Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
+ Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma túy.
+ Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
+ Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…
+ Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.
- Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
- Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ tuổi sinh đẻ
+ Nếu phụ nữ mang thai không bị nhiễm HIV thì không thể truyền HIV cho con của họ được.
+ Để tránh lây truyền HIV, nam và nữ trong tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15 - 49): không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân; chung thuỷ 1 vợ, 1 chồng. Không quan hệ tình dục với nhiều người; sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Nam, nữ trong tuổi sinh đẻ hãy đến phòng khám tư vấn hoặc các co sở y tế để tìm hiểu các thông tin liên quan đến sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục, phòng chống HIV và phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
- Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV
+ Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn sẽ làm giảm số trẻ nhiễm HIV từ mẹ.
+ Phụ nữ nhiễm HIV hãy cùng chồng hoặc bạn tình đến phòng tư vấn sức khoẻ, trạm y tế hoặc các cơ sở sản khoa để được tư vấn và tự quyết định về các vấn đề sức khoẻ sinh sản, tình dục an toàn và kế hoạch hoá gia đình; tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; giới thiệu chuyển đến co sở chăm sóc, điều trị và hỗ trợ thích hợp.
- Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai
+ Tất cả phụ nữ mang thai cần đến co sở y tế để được khám thai và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
+ Nếu phụ nữ vẫn muốn sinh con thì họ sẽ được: tư vấn và chăm sóc thai nghén; xét nghiệm và dùng thuốc kháng vi rút (ARV) vào thời điểm thích hợp; sinh đẻ an toàn; tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.
- Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau khỉ sinh
+ Trẻ mới sinh được uống thuốc kháng vi rút để phòng sự lây truyền HIV từ mẹ.
+ Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng co hội khác. Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ tinh thần.
+ Được chuyển đến nơi thích hợp để tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho cả mẹ và con. Chồng hoặc bạn tình đều được tư vấn, xét nghiệm, chuyển đến cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp.
        Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ thường xuyên của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo dưới nhiều hình thức như đưa tin, đăng bài trên website, lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình giáo dục ngoại khóa... Đặc biệt, bám sát các văn bản chỉ đạo của Sở, Ban, Ngành, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên cập nhật và phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS như Nghị định số 63/2021/MĐ-CP ngày 30/6/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Nhờ đó, ý thức của cán bộ, giáo viên, người lao động và các em học sinh được nâng cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục nói riêng và của tỉnh Điện Biên nói chung.
          HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống con người. Nguy hiểm hơn là chưa có một loại thuốc nào chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Vì vậy, biết tự phòng, chống HIV/AIDS là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TKB KHOA BIỂU ONLINE 2023-2024
LỊCH BÁO GIẢNG ONLINE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây