NHỮNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ CHÚNG TÔI ĐÃ ĐI QUA. Phần 9: Văn Miếu Quốc Tử Giám

Thứ hai - 08/05/2017 23:17
Cuối cùng, sau hơn một năm đợi chờ, ước mơ bé bỏng của bất cứ một ai trong số chúng tôi khi bước chân vào đội tuyển sử cũng đã được thực hiện. Cầm trên tay giấy mời của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam về dự lễ vinh danh cho học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc Gia năm 2017 với đội sử tỉnh Điện Biên nói chung và với tôi nói riêng là một vinh dự vô cùng to lớn. Năm nào cũng vậy, Lễ vinh danh đều được tổ chức trang trọng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

        Văn Miếu – Quốc Tử Giám  là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070. Đến năm 1076 Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1156Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Vào năm 1484Lê Thánh Tông cho dựng bia những người thi đỗ tiến sĩ để ghi nhận công lao của những người tài giỏi và khuyến khích mọi người học tập
              Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học  sinh.
 
Van Mieu Ha Noi
Cổng vào Văn Miếu Quốc Tử Giám (Internet)

                Đi sâu vào thêm chút nữa là một hồ lớn tên gọi là Hồ Văn. Hồ Văn xưa kia gọi là Thái Hồ, có diện tích 12297 m2, giữa hồ có Gò Kim Châu, trên Gò dựng Phán Thủy Đường là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.
(hồ Văn)
              Hồ văn là một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá sum suê, tạo cho khách tham quan cảm giác mát mẻ ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc. 
          Đối diện với Hồ là cổng Tam Quan, khu này được bắt đầu bằng Tứ trụ và hai bia Hạ Mã ở hai bên. Trước kia Tứ trụ soi bóng xuống mặt hồ văn nhưng nay đã bị ngăn cách bởi phố Quốc Tử Giám.
              
               Trước mắt chúng tôi là lối vào chính khu văn miếu, ở phía nam chính là Văn Miếu Môn. Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ Văn miếu môn. Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn. Hai mặt cổng tam quan Phía ngoài có hai câu đối.

                 Tiếp theo chúng tôi đã đi qua Đại Trung Môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã.  Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.                     
 
CIMG3305 aitrungmon
Đại Trung môn (Internet)

                 Chúng tôi đã đi tiếp qua Khuê Văn Các và đến giếng Thiên Quang. Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. 82 tấm bia có ghi 1307 nhân vật, trong đó có 17 trạng nguyên, 19 bảng nhãn, 47 thám hoa, 284 hoàng giáp và 938 tiến sĩ.  Hiện nay 2 vườn bia đã được tu sửa lại theo mẫu sửa nhà bia cuối cùng vào niên hiệu Tự Đức năm thứ 16 (1863), sau đó đã được xây dựng 2 nhà bia mỗi nhà 11 gian để che mưa nắng cho các di vật quý giá này.
 
biatiensi
Bia Tiến sỹ (Internet)

                  Đi tiếp chúng tôi đến Đại Thành Môn và khu Điện Thờ, đây cũng là nơi Khổng Tử, Chu Công,... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân.
                 Sau đó chúng tôi đi vào Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám đây là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử. Phần nửa diện tích của khu này là sân phía trước. Sân bị con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ cửa tam quan lên chính giữa đền thờ.
               Tôi nghĩ chuyến đi này chúng tôi đã có thêm nhiều hiểu biết mới về di tích lịch sử Quốc gia và càng tự hòa hơn nữa khi được đến đây để tham dự lế vinh danh cho học sinh giỏi.
Học sinh: Hoàng Quỳnh Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TKB KHOA BIỂU ONLINE 2023-2024
LỊCH BÁO GIẢNG ONLINE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây