Trong những năm gần đây, thực trạng về các loại hình tội phạm cùng tệ nạn mua bán ma túy và buôn bán người luôn là những vấn nạn lớn với toàn xã hội; đặc biệt thực trạng này có những diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đảng, Nhà nước và Pháp luật đã và đang đẩy mạnh công tác đấu tranh trực tiếp với các loại hình tội phạm; tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy và buôn bán người tại cơ sở. Từ đó, giúp định hướng cho cán bộ, giáo viên, học sinh tại các địa bàn “nóng”, khu vực giáp biên, địa bàn có nguy cơ cao tránh xa các tệ nạn nguy hiểm này.
Thực hiện Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 20/01/2021 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm năm 2021; kế hoạch số 270/KH-UBND ngày 29/01/2021 của UBND tỉnh về phong chống ma túy năm 2021, với mục tiêu tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch, phòng chống tội phạm; phòng chống mua bán người nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của ngành Giáo dục các cấp với các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh và gia đình người học từng bước kiêm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm ma túy, tội phạm buôn bán người, tệ nạn xã hội trong trường học; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, phòng chống tội phạm, buôn bán người, tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục, góp phần giữ vững kỉ cương pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để xây dựng và phát triển đất nước; Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đề ta; Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch năm 2021 chú trọng đến các nhiệm vụ:
Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên, học sinh, chỉ đạo đơn vị thực hiện nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước:
- Triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế số 316/QC-CAT-SGDĐT ngày 22/02/2016 về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Quán triệt kịp thời, đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm: Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Chương trình hành động số 168-CTr/TU ngày 15/10/2019 của Ban Thường bị Tỉnh ủy và kế hoạch 3312/KH-UBND ngày 115/11/2019 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 168-CTr/TU ngày 15/10/2019 của Ban Thường vị Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
-Tổ chức triển khai, thực hiện Kiến nghị số 1526/KN-UBTP14 ngày 28/9/2018 của Ủy Ban Tư pháp Quốc hội khóa XIV về thực hiện pháp luật về phòng, chống, mua bán người người giai đoạn 2012-2017 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mua bán người. Thực hiện Kết luận số 07-KL/TU ngày 22/8/2016 của tỉnh ủy Điện Biên về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 01/11/2013 của Thường trực Tỉnh ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm mua bán người”; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm mua bán người cho công chức, viên chức và người lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên. Các đơn vị chủ động mời cơ quan công an trên địa bàn tới tuyên truyền về tình hình tội phạm mua bán người hiện nay nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác với loại tội phạm này, đồng thời tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng “ngày toàn dân phòng chống mua bán người – 30/7” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hình thức tuyên truyền, giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông: lồng ghép tuyên truyền, phổ biến giáo dục luật phòng, chống: ma túy, tội phạm, buôn bán người cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa.
Cụ thể:
- Trong công tác phòng, chống tội phạm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, tăng cường giáo dục ý thức cảnh giác cho học sinh, với mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, âm mưu bạo loạn lật đổ và kích động tôn giáo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Tổ chức cho người học kí cam kết với nhà trường về các nội dung: “ thực hiện nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Tích cực tham gia tố giác tội phạm, tham gia phong trào đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong trường học”.
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạnh, đạo đức lối sống cho học sinh, tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.
Đẩy mạnh công tác giáo dục lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc cho học sinh. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, gắn liền công tác đảm bảo an ninh trật tự với công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong trường học.
Chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về quản lý học sinh, trong đó chú trọng đến công tác phòng, chống các loại tội phạm. Chủ động nắm chắc tình hình, phòng ngừa, phát hiện, tăng cường nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn triệt để và xử lý kịp thời các biểu hiện dẫn đến hành vi bạo lực học đường.
Giáo dục, ngăn chặn tình trạng học sinh rủ rê, bỏ học tham gia lao động hoặc vượt biên trái phép; tuyên truyền ngăn chặn hiện tượng di cư tự do trong phụ huynh học sinh, học sinh bỏ học, thất nghiệp dẫn tới nhiều nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật.
Tích cực phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để huy động, tăng tỷ lệ học sinh học hết cấp THPT, tiếp tục học lên, đào tạo nghề hoặc tham gia lực lượng lao động xã hội, chú trọng vấn đề định hướng khởi nghiệp với thế hệ trẻ.
Thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục phòng, chống tội phạm phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội vào giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.
Chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, nhân viên và học sinh, sinh viên trong nhà trường, không để xảy ra trường hợp bị lôi kéo, kích động, mua chuộc gây ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục.
- Về công tác phòng, chống ma túy: Củng cố, duy trì mô hình điểm “Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống ma túy” do Bộ GD và ĐT hỗ trợ 2 đơn vị: Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh và trường THPT thành phố Điện Biên Phủ, nhân rộng mô hình trong nhà trường.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, giáo dục phòng chống ma túy học đường: nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu về tác hại của ma túy bằng nhiều hình thức, tổ chức các tiết dạy lồng ghép theo chương trình, hướng dẫn của Bộ ở các môn: Ngữ văn, GDCD, Sinh học, …
Các đơn vị giáo dục và đào tạo trong toàn ngành phối hợp tốt với các tổ chức chính quyền, đoàn thể và gia đình để quản lý chặt chẽ học sinh trong thời gian nghỉ hè, nghỉ tết, phòng tránh các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy, các loại tội phạm; Tổ chức cho người học ký cam kết với nhà trường về các nội dung “ Không sử dụng ma túy, không liên quan tới ma túy”.
Đưa nội dung quy định về phòng, chống ma túy với các tệ nạn xã hội vào tiêu chí đánh giá thi đua, đánh giá hạnh kiểm, rèn luyện của người học. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội.
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các đối tượng giáo viên, học sinh, sinh viên có các biểu hiện nghi liên quan đến ma túy, nghiện ma túy để kịp thời ngăn chặn, giáo dục, quản lý.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để người đọc và cán bộ, nhà giáo tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn để phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa những tác động tiêu cực của việc sử dụng trò chơi điện tử, internet, điện thoại di động… trong cán bộ giáo viên, học sinh. Kịp thời nắm bắt, theo dõi và có biện pháp quản lý học sinh để nâng cao chất lượng công tác giáo dục, tuyên truyền, chống tội phạm mua bán người.
Là đơn vị đi đầu trong các hoạt động và phong trào thi đua của Tỉnh, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn luôn chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống các loại hình tội phạm, phòng chống tội phạm về mua bán ma túy và buôn bán người. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường vận động, nâng cao nhận thức về pháp luật, tự giác phòng ngừa, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, buôn bán người. Không để các loại hình tội phạm lợi dụng lôi kéo tham gia thực hiện các hành vi phạm tội. Thông qua đó, nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn trên địa bàn tỉnh.
Cuộc đấu tranh phòng, chống các loại hình tội phạm, tệ nạn mua bán ma túy, buôn bán người còn nhiều khó khăn phía trước, đòi hỏi mỗi cá nhân, cán bộ, giáo viên, học sinh, người lao động và toàn thể nhân dân phải nỗ lực hơn nữa, cùng chung sức, đồng lòng, chung tay, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, nâng cao chất lượng sống cho người dân.