Những địa danh chúng tôi đã đi qua: Phần 4: THÀNH PHỐ LÀO CAI

Thứ tư - 12/04/2017 21:59
Dừng chân tại thành phố Lào Cai, nơi du khách có cơ hội được đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Sa Pa, bãi đá cổ, Phan xi păng, hay ngắm nhìn thành phố... nhưng nếu không biết đến các địa điểm tâm linh như đền Mẫu, đền Cấm... đặc biệt là đền Thượng thì giống như ngắm vẻ ngoài mà chưa thấy được tâm hồn của Lào Cai vậy.

          Lên một chiếc xe điện, chúng tôi được chiêm ngưỡng khung cảnh của một thành phố kinh tế miền núi đang chuyển mình. Điều thú vị là cũng giống như du lịch ở Huế, mỗi người dân ở Lào Cai lại chính là những hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, hiếu khách. Lịch sử của địa phương, hay những câu chuyện liên quan đến từng địa điểm trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết qua lời kể của những "hướng dẫn viên không chuyên" này. Đi dọc sông chúng tôi thấy chợ Cốc Lếu, khu chợ lớn nhất Lao Cai. Đây được mệnh danh là Trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Nơi đây các mặt hàng được bày bán đa dạng, đẹp mắt như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng vật dụng... Nhưng để thấy sự sầm uất, nhộn nhịp ở Cốc Lếu thì phải đến vào buổi đêm, từ 1 đến 5 giờ sáng. Khi cả thành phố chìm vào giấc ngủ thì lại là thời điểm các loại phương tiện với đầy đủ các mặt hàng như rau, củ, quả... lại tấp nập từ các nơi đổ về. Đây không chỉ là sản phẩm của địa phương mà còn có cả hàng "ngoại nhập" từ Trung Quốc. Từ 5 giờ sáng trở đi, chợ Cốc Lếu lại trả cho thành phố vẻ yên tĩnh vốn có của nó.
 
61285218
Chợ Cốc Lếu (Nguồn Internet)

          Cũng ở dọc bờ sông, nơi người dân vẫn quen gọi là "bờ kè" này vào dịp Tết ta, từ bên này có thể nhìn thấy được người Trung Quốc bắn pháo hoa ở bên kia.
 
9 thanh pho lao cai co gi choi mytour 7
Thành phố Lào Cai về đêm (Nguồn Internet)

          Bờ kè được coi là huyết mạch giao thông chính của thành phố Lào Cai. Từ đây, các mạch nhỏ tỏa đi các hướng đưa du khách đến những địa điểm du lịch nổi tiếng của Lào Cai. Lịch trình của đoàn chúng tôi là đến với đền Thượng. Sau chỉ hơn 10 phút đoàn đã đến được nơi tâm linh linh thiêng của thành phố.
          Đền Thượng Lào Cai nằm trong quần thể di tích văn hóa với chùa Tân Bảo, đền Am, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan. Đặc biệt, Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất trong hệ thống các đền, chùa ở Lào Cai, được xây trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m.
          Được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705), đền thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non song đất nước, một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam.
 
6867574144 3ea7d90e88 b
Cổng vào đền Thượng Lào Cai (Nguồn Internet)

          Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển, đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa  giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy. Đi đền là 12 con giáp được xây dựng theo vòng tròn rất đẹp mắt .
          Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh). Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá.
          Tại khu vực đền chính, bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trước Nghi môn, hai bên có hai câu đối: “Việt khí linh đài hoành không lập, Đông A hào khí vạn cổ tồn”, nghĩa là: “Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời, Nhà Trần hào khí còn muôn thủa”. Mặt sau Nghi môn nội có dòng chữ “Quốc thái dân an” với hai câu đối: “Thiên địa dịu y, thiên địa cựu; Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền” nghĩa là: “Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ; Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa”. Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng... và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền... tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích "Đức Thánh Trần". Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành.
 
00denthuong
Lễ hội đền Thượng Lào Cai (Nguồn Internet)

          Tháng Giêng là tháng ăn chơi... Đây là lúc du khách thập phương đến với Lào Cai dự Lễ hội Đền Thượng. Soi mình bên dòng sông Nậm Thi, nơi đây xưa có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược, ngày nay, gần cửa ngõ giao thương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), vùng đất linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc này mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước thăm viếng, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc.
Học sinh: Phạm Khôi Nguyên
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TKB KHOA BIỂU ONLINE 2023-2024
LỊCH BÁO GIẢNG ONLINE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây