Cụ thể:
Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật về công tác phòng cháy và chữa cháy tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiết thực của công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời tích cực chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, loại trừ các điều kiện và nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ.
Phối hợp cùng công an địa phương và cơ quan liên quan lồng ghép việc phổ biến kiến thức, kĩ năng về phòng cháy chữa cháy vào chương trình học, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường nhằm tuyên truyền sâu rộng, cụ thể, chân thực kiến thức về phòng chống chảy nổ và cứu hộ cứu nạn trong trường hợp có hỏa hoạn.
Lãnh đạo nhà trường tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy về các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đã được quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy. Kiểm tra hệ thống an toàn phòng cháy và chữa cháy tại trường; Phát hiện kịp thời và có giải pháp ngăn chặn các nguy cơ, điều kiện gây ra cháy nổ tại đơn vị; xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm quy định.
Ngoài việc thực hiện tốt quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan, trường học, cần tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, giảm thiểu thiệt hại đến mực thấp nhất các vụ cháy, nổ.
Công tác phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản cho mỗi cá nhân và tập thể nhà trường. Vậy nên tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy có vị trí vô cùng quan trọng, vừa góp phần đảm bảo an toàn cho nhà trường vừa cải tạo nhân sinh quan trong mỗi cá nhân về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Một số hình ảnh về công tác phòng cháy, chữa cháy:
Tác giả bài viết: Đỗ Thùy Dương