Người ta thường nói, thời gian là vĩnh cửu, là vô hạn, nhưng thời gian của đời người thì lại thật ngắn ngủi, mà tuổi thanh xuân lại càng ngắn ngủi đến mức khi người ta kịp ngoảnh đầu lại nhìn về nó thì khi ấy tóc cũng đã hoa râm. Khi ngoái nhìn lại một thời thanh xuân của mình, có ai mà không tiếc nuối, có ai mà không tự hỏi tại sao mình chỉ hoài phí tuổi xuân ấy, chẳng làm những điều mà khi trưởng thành rồi sẽ chẳng bao giờ có lại, sẽ chẳng bao giờ được trải qua nó như những người khác. Trong thời thanh xuân ấy, có những ngày cấp ba thật yên bình bên người bạn thân cùng túi ô mai hay gói bim bim, không có những xô bồ lợi dụng của cuộc đời, không có những hối hả, vất vả của cuộc sống tự bản thân phải bươn chải mà kiếm sống. Ai rồi cũng trưởng thành, rồi cũng vất vả với cuộc sống, rồi ngoái đầu nhìn lại thời thanh xuân cấp ba tươi vui ngày ấy, và lại cất lên những lời tiếc nuối, lưu luyến cái thời đẹp đẽ, trẻ trung ấy.
Anh Hoàng từng nói với tôi : " Anh không bao giờ hối tiếc về thời cấp ba của mình, bởi anh đã làm tất cả những gì có thể để lưu lại cho mình những kỉ niệm đẹp nhất, những kí ức tươi sáng nhất để khi anh nhớ về, anh sẽ mỉm cười và tự hào về chính những điều anh làm được cho thanh xuân của mình. "Chính cái giây phút ấy, anh đã giúp thức tỉnh tôi, một " tôi" đã suýt chút nữa bỏ phí cả một thanh xuân của mình giữa bốn bức tường lớp học, giữa những chồng sách dày cộp và một gánh nặng tâm lí đeo đẳng trên vai tôi từ những ngày chuyển cấp. Tôi không muốn mình hoài phí một thời thanh xuân. Tôi không muốn chính mình thốt ra những lời tiếc nuối thanh xuân của chính mình. Tôi muốn đem lại những gì tươi đẹp nhất, không chỉ cho bản thân tôi mà còn cho những người khác nữa. Và thời cấp ba của tôi bắt đầu.
Tôi là ai? Tôi của những tháng ngày cấp hai là một "tôi" chưa bao giờ bước chân ra khỏi cửa lớp học trong giờ ra chơi, là một "tôi" chảng bao giờ dám bắt chuyện với các bạn khác lớp, là một "tôi" cứng nhắc, nghiêm túc với các nội quy đến mức các bạn trong lớp phải khó chịu và chống đối một cán bộ lớp là tôi. Tôi của ngày ấy là người chỉ biết học, học và học. Tôi của ngày ấy chỉ biết ba thứ: tốp 5 học sinh đứng đầu, không bao giờ vi phạm nội quy và người khác buộc phải trở thành kẻ nghiêm túc thái quá, như tôi. Cho đến khi tôi nhận ra sự thái quá của bản thân mình, khi tôi bắt đầu học cách thả lỏng cho bản thân và người khác, thì lúc ấy cũng đã là cuối cấp hai, là những ngày cuối cùng của thời trẻ con rồi. Tôi thấy mình thật già, thấy thật hối tiếc bốn năm tuổi trẻ tôi hoài phí trong bốn bức tường lớp học ấy.
Tương lai là thứ mà người ta chẳng bao giờ có thể ngờ được, và vệt đen trong kí ức của tôi cũng vậy. Ai có thể tưởng tượng được một con bé với sự nghiêm túc thái quá luôn ru rú trong lớp học bỗng dưng trở thành tâm điểm xỉa xói, chửi bới của hàng chục, thậm chí gần trăm con người, bằng tuổi có, kém tuổi có, chỉ bằng một tài khoản ảo trên mạng xã hội. Nghe thật hoang đường. Nhưng chính cái điều hoang đường ấy đã rơi trúng vào tôi. Người ta chỉ tin cái gì người ta thấy trên mạng xã hội, trên cái tài khoản mà "kẻ đó" mạo danh tôi mà chẳng cần biết tôi là ai, chẳng cần nghe lời thanh minh của tôi, và cứ thế, tôi phải chịu những lời xúc phạm của người khác về những điều chẳng hề đúng về tôi. Tôi đã từng suýt rơi vào trầm cảm, tôi thu mình lại, tôi chẳng dám kết bạn với ai, không phải vì sợ người ta sẽ chửi bới tôi, mà vì tôi sợ kết bạn, rồi người bạn đó sẽ phản bội tôi, như cái cách "kẻ đó"- người bạn thân chí cốt - đập tan ảo mộng của tôi về một tình bạn đẹp đẽ kéo dài mãi mãi. Tôi phải học cách bỏ ngoài tai lời người ta xỉa xói tôi, và tự mình cố gắng bước chân vào ngôi trường cấp ba với điểm số thật cao, cái có thể giúp tôi chứng minh với người ta năng lực của mình. Tôi đã làm được điều đó, nhưng những kẻ moi móc tôi chẳng thèm để tâm, và họ vẫn đứng sau những lùm cây chỉ trỏ, nói móc tôi khi tôi đi ngang qua. Tại thời điểm ấy, tôi đã nghĩ có lẽ cấp ba này sẽ lại là chuỗi ngày ngồi một góc trong lớp và nhìn người tay bay nhảy trên sân trường rộng lớn ngoài khung cửa sổ kia. Và một lần nữa, tôi không đoán trước được tương lai của mình.
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn là giấc mơ của hàng ngàn học sinh từ thành phố đến khắp các huyện xa, là mục tiêu của các anh chị từ hai mươi ba thế hệ trước tôi và càng nhiều thế hệ về sau này nữa. Tôi đã đặt bước chân đầu tiên vào ngôi trường này với một khởi đầu khá tốt –vị trí Á khoa chuyên Tiếng Anh trong kì thi đầu vào, một khởi đầu nhiều người mong ước. Nghe nói đến trường chuyên, chắc người ta chỉ nghĩ đến việc học – học lệch, học ngày học đêm, học căng thẳng và mệt mỏi, học đến trầm cảm, học đến chẳng biết thế giới xung quanh có gì,... Tôi cũng từng suy nghĩ như vậy, cho đến khi chúng tôi tham gia chương trình Break All the Barriers – chương trình chào đón tân học sinh do các anh chị khối trên tổ chức. Các anh chị dẫn dắt chuyên chúng tôi, Chị Hin, chị Ánh, anh Mạnh, anh Tâm,... rất nhiều anh chị đã cùng chúng tôi bước những bước đầu tiên làm quen với môi trường mới. Dưới sự nhiệt tình của các anh chị, cộng thêm sự sôi nổi của các bạn cùng lớp mới, tôi đã mở lòng mình hơn, đã mạnh dạn tham gia tập bài nhảy chung, tham gia chơi nhiều trò chơi trong buổi sáng BAB ấy, cùng mọi người ăn bữa cơm trưa chung,... Nhưng đó không phải điều khiến tôi ấn tượng nhất trong kỉ niệm ấy. Buổi tối trước ngày diễn ra BAB, chúng tôi ở lại tập nhảy đến tối muộn. Tất cả chúng tôi đều đang hăng say tập, tập đến quên cả đói, quên cả khát, quên cả đôi chân mỏi nhừ và khắp người ê ẩm, quên luôn cả những bóng người đang chạy hối hả phía bên ngoài hành lang... Và òa..... Các anh chị ùa vào lớp bỗng từ ngoài của ùa vào lớp tôi, người mang nước, người ôm bếp, người khiêng thùng mỳ tôm, người cầm chồng bát đũa khệ nệ. Chúng tôi giật mình, đồng loại quay đầu về phía cửa lớp rồi hò reo ầm ỹ. Anh chị lo chúng tôi tập mệt sẽ đói, sẽ không kịp về nhà ăn cơm, nên đã góp tiền lại, người chạy đi mua mỳ, người chạy đi mua nước, người lại tất tả về mươn bếp, mượn bát đũa mang đến nấu cho chúng tôi ăn. Nồi mỳ ngày hôm ấy thực sự rất mặn, nhưng chúng tôi ai cũng cảm thấy ngon. Hai thùng mỳ tôm chẳng mấy chốc mà hết. Thằng Hải lớp tôi vừa ăn vừa cười, cười đến chảy cả nước mắt vì cảm động. Nó nói: " Mỳ này gọi là mỳ tình anh em, món mỳ cả nghìn năm không một ai có cơ hội được thưởng thức." Tôi thấy nó nói đúng, nói rất đúng mà, dù là cả chục năm, cả trăm năm sau nữa chắc gì chúng tôi sẽ lại được ăn một nồi mỳ mặn mà tình cảm như nồi mỳ của các anh chị dành cho chúng tôi .
Kết thúc BAB, tôi lại tiếp tục một chuỗi ngày ngồi im trong lớp. Nhưng chuỗi ngày đó chẳng kéo dài lâu. Cái ngày định mệnh ấy đã xảy đến với tôi, ngày tôi được gặp một đàn anh vĩ đại đến mức có thể khiến tôi ngưỡng mộ đến hết cuộc đời này. Người đàn anh đó, không phải ai khác mà chính là anh Hoàng, người anh cả tuyệt vời của chúng tôi. Tôi biết anh từ ba năm trước đó, nhưng chiều và tối hôm ấy là lần đầu tiên được nói chuyện với anh. Anh rất cao, rất đen, giọng nói và nụ cười anh rất ấm áp. Giọng nói của anh như phả đầy hơi ấm của mùa xuân, ấp áp như chính con người của anh vậy. Anh là ai? Anh của một năm trước đó là một học sinh lớp 11 đặc biệt. Anh đi đến từng lớp khối 10, khối 11, đi vận động từng bạn lớp trưởng, bí thư cùng anh tổ chức một chương trình Tri ân các anh chị khối 12 sắp ra trường- chương trình Memories in soul. Anh nói với tôi :
- Để tổ chức chương trình này, anh đã phải lên gặp cô Nga và thầy Phong rất nhiều lần. Kế hoạch của bọn anh bị bác bỏ rất nhiều lần, thậm chí bọn anh còn phải lên viết bản cam kết không tổ chức chương trình. Em biết đấy, lúc đó là cao điểm ôn thi đại học, nhà trường không muốn ảnh hưởng đến kết quả thi của các anh chị. Nhưng em ạ, chương trình ấy là tâm huyết của biết bao nhiêu người, anh không thể bỏ nó đi được. Anh đã phá lệ. Anh nói với thầy cô rằng anh sẽ không tổ chức chương trình nữa, nhưng anh và các bạn tình nguyện viên vẫn chuẩn bị tất cả mọi thứ cho chương trình theo kế hoạch ban đầu. Cuối cùng chương trình cũng được nhà trường đồng ý cho tổ chức.
Tôi nhìn vào đôi mắt anh khi ấy. Mắt anh sáng lên như vì sao trên bầu trời kia, ánh mắt ánh lên những cảm xúc khó tả, xúc động có, tự hào có, ánh mắt ấy như muốn nói rất nhiều điều mà chẳng nói hết được. Anh quay sang nhìn tôi và nói tiếp:
- Memories với anh là một thành công lớn, anh đã thành công tạo nên một kỉ niệm đẹp nhất, kỷ niệm cuối cùng cho các anh chị lớp 12. –Mắt anh long lanh như có nước, miệng anh khẽ cười. Điều thành công nhất của chương trình là khiến cho những người bạn dù cùng lớp hay khác lớp, bất kể đã từng ghét nhau đến mấy, đã từng cãi nhau nhiều đến mấy cũng ôm lấy nhau mà khóc, anh đã nhìn thấy họ khóc và nói với nhau rằng : "Tao xin lỗi vì suốt thời gian qua chúng mình cứ xích mích, tao xin lỗi vì đã không cố gắng hiểu mày hơn, tao xin lỗi vì giờ chúng mình chẳng còn bao nhiêu thời gian với nhau nữa rồi". Nghe thấy những điều ấy, anh thực sự cảm thấy rất hạnh phúc nhóc ạ!
Tôi đã tìm thấy con người đáng ngưỡng mộ ấy như vậy. Tôi từng nghĩ, nếu anh Hoàng không xuất hiện, liệu tôi có phải là tôi của ngày hôm nay không. Tôi từng tự hỏi mình sẽ là ai nếu hôm ấy tôi không được nghe anh nói chuyện. Anh nói, trước Memories, anh từng bị gọi, bị chửi là đồ điên, đồ khùng khi đi vận động học sinh các lớp 10 cùng nhau tự tổ chức một buổi trung thu. Tôi thầm nghĩ , anh chưa từng từ bỏ dù bị người ta nó như vậy, thì tôi lấy lí do gì để từ chối một cấp ba tươi đẹp của mình, lấy lí do gì để thu mình lại một góc trên trong ngôi trường rộng lớn này. Tôi muốn được như anh, tôi muốn trở thành anh. Và tôi đã tìm đến anh trong một buổi tối không lâu sau đó.
Tôi nhờ anh dạy mình cách viết kế hoạch, tôi muốn tổ chức một chương trình Halloween nho nhỏ cho các bạn khối 10. Anh hỏi tôi: "Em thực sự muốn tổ chức chương trình này chứ ? Nếu em thực sự muốn, anh và các anh chị trong nhóm của anh có thể giúp đỡ em. Em có muốn gia nhập nhóm của bọn anh không?" Tôi đã trả lời anh rằng tôi có, và chính giây phút ấy tôi đã trở thành một phần trong đại gia đình của anh, đại gia đình Lê Quý Đôn – Tôi và bạn.
Lê Quý Đôn – Tôi và bạn là nơi tôi được sống lại một lần nữa, nơi tôi được là chính mình, được thể hiện đủ tư chất của mình. Ngày anh Hoàng giới thiệu tôi vào nhóm cũng là ngày anh nói anh sẽ lùi lại phía sau xem mấy đứa hoạt động. Người anh cả mới của chúng tôi là anh Kiệt, người thứ hai tôi ngưỡng mộ xuất hiện trong thanh xuân này. Anh Kiệt có nước da đen như anh Hoàng, có cái đầu lanh lợi như anh Hoàng, có một sự quyết đoán rõ ràng thể hiện trong ánh mắt anh. Tôi không có quá nhiều ấn tượng đặc biệt về anh Kiệt khi ấy. Nhưng lời hứa của anh với anh Hoàng là lời tôi luôn khắc sâu vào tâm trí. Anh nói với anh Hoàng : " Em rất xúc động khi anh lựa chọn em là người anh cả tiếp theo của nhóm mình. Em không phải là một trong những thành viên đầu tiên của nhóm mình mà chỉ là tình nguyện viên từ MIS. Em cảm ơn sự tin tưởng của anh dành cho em. Em xin hứa với anh, em sẽ phát triển nhóm mình, để khi nhắc đến Lê Quý Đôn Tôi và Bạn, người ta sẽ biết đến Hoàng đen là người thành lập, còn Tuấn Kiệt là người phát triển nó rộng rãi đến tất cả mọi người."
Thời gian trôi qua thật nhanh, nhanh đến mức tôi chỉ chớp mắt thôi đã hết một năm học. Một mùa thi đại học lại đến và một chương trình tri ân nữa lại chuẩn bị bđược tổ chức. Kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi với Lê Quý Đôn Tôi và bạn là Memories in Soul mùa thứ hai. Chúng tôi họp mặt nhau bàn kế hoạch tổ chức MIS hai tháng trước khi diễn ra chương trình. Từng chi tiết phải chuẩn bị cho chương trình được mọi người đóng góp rất tỉ mỉ. Chúng tôi đến từng lớp kêu gọi mọi người tham gia làm tình nguyện viên. Từng công tác chuẩn bị cho chương trình bắt đầu trong khoảng thời gian một tuần trước khi tổ chức. Buổi chiều đầu tiên, gần một trăm tình nguyện viên đến từ các và chuyên ban tổ chức cắm cúi chuẩn bị các vật dụng trang trí cho Memories. Hai thùng chong chóng với gần 300 chiếc đủ sắc màu được các bạn tình nguyện viên nhanh chóng hoàn thành với tâm huyết và sự nhiệt tình của mình cùng với gần một trăm bức tranh cổ vũ lớn nhỏ đầy màu sắc được các tình nguyện viên nhanh chóng hoàn thành. Buổi chiều tiếp theo là một buổi chiều đầy nắng, cái nắng gay gắt đầu mùa hạ. Chúng tôi đứng giữa trời nắng, tỉ mỉ xâu từng chiếc chong chóng vào dây. Năm dây chong chóng quay tít trong gió được tất cả mọi người hoàn thành tức tốc trong chiều ấy. Chúng tôi người xâu, người đẩy, người cố định chong chóng, tiếng hát cứ cất lên như nhiệt huyết trong lòng. Ngày cuối cùng là ngày vất vả nhất với chúng tôi. Các bạn tình nguyện viên chia thành hai tốp, một tốp cùng tôi bơm đầy một căn phòng bóng bay hơi để trang trí cổng bóng, tốp còn lại giữ và buộc dây chong chóng. Nhìn chúng tôi vất vả bơm bóng đến cay xè mắt, đứng nắng đến sắp say, các anh chị cùng lớp anh Hoàng đã mua canh và đá , pha cho chúng tôi một bình nước chanh đường giải khát. Cuối buổi chiều, khi mọi thứ đã gần xong xuôi, các anh chị lại xuất hiện với những chai nước to đùng vì sợ chúng tôi mất nhiều nước vì nắng.
Các thành viên ban tổ chức chúng tôi ở lại trường đến hơn 10 giờ đêm mới về. Ai cũng ăn bữa tối thật qua loa rồi lại bắt tay hoàn thành nốt những công việc còn sót lại. Chị Linh Nhi bắc chiếc thang lên, tỉ mỉ buộc từng quả bóng bay vào khung chiếc cổng bóng. Chị Chi và chúng tôi lại tiếp túc bơm thêm bóng và phụ chị Nhi hoàn thành chiếc cổng bóng cao hơn 2m. Sự vất vả của chúng tôi lọt vào mắt thầy giáo và các anh chị lớp 12C1. Thầy và các anh chị đã góp tiền mua cho chúng tôi những chiếc bánh mì để chống đói. Các anh nói: "Mấy đứa không nhận túi bánh này bọn anh sẽ không đến tham gia chương trình ngày mai đâu". Anh cười thật tươi, đưa túi bánh cho chúng tôi rồi dặn dò phải ăn thật no mới được làm tiếp. Tôi nhìn vào ánh mắt người đàn anh đó, ánh mắt anh tràn đầy sự cảm phục và những lời cảm ơn chưa thốt ra. Tôi thấy khoảnh khắc đó thật đáng trân trọng. Tình cảm mà thầy và các anh chị dành cho chúng tôi làm tôi bất chợt nhớ đến nồi mỳ tình nghĩa của các anh chị những ngày đầu năm. Ôi sao thật cảm động! Chúng tôi nhận được những tình cảm yêu mến đó của các anh chị, như được tiếp thêm một múi động lực mới, quyết tâm hoàn thành mọi việc thật hoàn chỉnh nhất. Mất một tiếng đồng hồ nỗ lực chuyển chiếc cổng bóng từ dãy nhà C qua cả một khoảng sân trường rộng để sang đến điểm đặt cổng ở dãy nhà B. Cả một quá trình dài thấm đẫm mồ hôi và công sức của không chỉ Ban Tổ Chức mà cả những bạn tình nguyện viên không quản thời gian ở lại giúp chúng tôi hoàn thành toàn bộ công việc.
Sáng ngày hôm sau, hơn 4 giờ sáng, tất cả các thành viên Ban Tổ Chức đã thức dậy và nhanh chóng có mặt ở trường để chuẩn bị loa đài, mà và chổi vẽ để vẽ mặt cho thành viên từng chuyên. Tôi nhìn anh Kiệt. Nhìn anh rất mệt mỏi, như không được ngủ thoải mái vậy. Mọi người cũng nhìn anh. Anh Kiệt gãi đầu nói với chúng tôi: “ Tối qua về tôi mệt quá, định đi tắm rồi ngủ, nhưng rồi lại ngủ quên mất ở trong WC, vừa dậy thì lên đây ngay. Ai nghe xong cũng vừa cười, vừa thương anh. Cười vì anh ngủ quên trong WC, nhưng thương anh vì anh đã dồn hết toàn bộ nhiệt huyết vào chương trình, đến mức mệt lả đi đi như vậy. Memories in Soul của chúng tôi ngày hôm ấy đã diễn ra thành công tốt đẹp đúng như những gì chúng tôi mong đợi. Ngày gặp mặt tình nguyện viên lần cuối để tổng kết chương trình, anh Kiệt nói với tất cả chúng tôi :
- Người tham gia Lê Quý Đôn Tôi và bạn không phải là người giỏi bóng đá, không phải người giỏi chơi đàn, cũng chẳng ai có một năng khiếu gì nổi trội. Lê Quý Đôn Tôi và bạn không thể giúp các bạn phát triển năng khiếu thể thao hay nghệ thuật, nhưng nếu bạn là người có lòng nhiệt huyết, bạn là người muốn đem lại những kỉ niệm đẹp cho mình và người khác thì chúng tôi luôn dang rộng cánh tay đón chào các bạn. Lê Quý Đôn Tôi và bạn sẽ là nơi lưu giữ tất cả những gì tươi đẹp nhất, tuyệt vời nhất cho thanh xuân của chính các bạn.
Lời anh Kiệt nói không chỉ là tiếng lòng của tôi mà còn là tiếng lòng của tất cả các thành viên Lê Quý Đôn Tôi và bạn. Nhìn anh Kiệt đứng trên bục giảng nói với chúng tôi tất cả những tâm sự của anh từ ngày đầu tham gia đến khi đứng trên vị trí cao nhất này, tôi bất giác nhớ đến anh Hoàng khi anh kể cho tôi nghe về MIS. Cảm ơn anh Hoàng, anh Kiệt, cảm ơn Lê Quý Đôn Tôi và Bạn đã cho tôi được sống những phút giây đẹp đẽ của tuổi thanh xuân, cảm ơn đã đưa tôi đến với một bến bờ mà tôi không bao giờ hối tiếc. Cảm ơn ngôi trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn này đã tặng cho một bước ngoặt lớn trong cuộc đời này, cảm ơn đã cho tôi gặp những người tuyệt vời nhất, được làm những điều tuyệt vời nhất và cho tôi được trở thành một trong số những người tuyệt vời nhất tiếp tục truyền lửa đến những trái tim và thanh xuân của các thế hệ sau này.
Người ta thường nói, thời gian là vĩnh cửu, là vô hạn, nhưng thời gian của đời người thì lại thật ngắn ngủi, mà tuổi thanh xuân lại càng ngắn ngủi đến mức khi người ta kịp ngoảnh đầu lại nhìn về nó thì khi ấy tóc cũng đã hoa râm. Khi ngoái nhìn lại một thời thanh xuân của mình, có ai mà không tiếc nuối, có ai mà không tự hỏi tại sao mình chỉ hoài phí tuổi xuân ấy, chẳng làm những điều mà khi trưởng thành rồi sẽ chẳng bao giờ có lại, sẽ chẳng bao giờ được trải qua nó như những người khác. Trong thời thanh xuân ấy, có những ngày cấp ba thật yên bình bên người bạn thân cùng túi ô mai hay gói bim bim, không có những xô bồ lợi dụng của cuộc đời, không có những hối hả, vất vả của cuộc sống tự bản thân phải bươn chải mà kiếm sống. Ai rồi cũng trưởng thành, rồi cũng vất vả với cuộc sống, rồi ngoái đầu nhìn lại thời thanh xuân cấp ba tươi vui ngày ấy, và lại cất lên những lời tiếc nuối, lưu luyến cái thời đẹp đẽ, trẻ trung ấy.
Anh Hoàng từng nói với tôi : " Anh không bao giờ hối tiếc về thời cấp ba của mình, bởi anh đã làm tất cả những gì có thể để lưu lại cho mình những kỉ niệm đẹp nhất, những kí ức tươi sáng nhất để khi anh nhớ về, anh sẽ mỉm cười và tự hào về chính những điều anh làm được cho thanh xuân của mình. "Chính cái giây phút ấy, anh đã giúp thức tỉnh tôi, một " tôi" đã suýt chút nữa bỏ phí cả một thanh xuân của mình giữa bốn bức tường lớp học, giữa những chồng sách dày cộp và một gánh nặng tâm lí đeo đẳng trên vai tôi từ những ngày chuyển cấp. Tôi không muốn mình hoài phí một thời thanh xuân. Tôi không muốn chính mình thốt ra những lời tiếc nuối thanh xuân của chính mình. Tôi muốn đem lại những gì tươi đẹp nhất, không chỉ cho bản thân tôi mà còn cho những người khác nữa. Và thời cấp ba của tôi bắt đầu.
Tôi là ai? Tôi của những tháng ngày cấp hai là một "tôi" chưa bao giờ bước chân ra khỏi cửa lớp học trong giờ ra chơi, là một "tôi" chảng bao giờ dám bắt chuyện với các bạn khác lớp, là một "tôi" cứng nhắc, nghiêm túc với các nội quy đến mức các bạn trong lớp phải khó chịu và chống đối một cán bộ lớp là tôi. Tôi của ngày ấy là người chỉ biết học, học và học. Tôi của ngày ấy chỉ biết ba thứ: tốp 5 học sinh đứng đầu, không bao giờ vi phạm nội quy và người khác buộc phải trở thành kẻ nghiêm túc thái quá, như tôi. Cho đến khi tôi nhận ra sự thái quá của bản thân mình, khi tôi bắt đầu học cách thả lỏng cho bản thân và người khác, thì lúc ấy cũng đã là cuối cấp hai, là những ngày cuối cùng của thời trẻ con rồi. Tôi thấy mình thật già, thấy thật hối tiếc bốn năm tuổi trẻ tôi hoài phí trong bốn bức tường lớp học ấy.
Tương lai là thứ mà người ta chẳng bao giờ có thể ngờ được, và vệt đen trong kí ức của tôi cũng vậy. Ai có thể tưởng tượng được một con bé với sự nghiêm túc thái quá luôn ru rú trong lớp học bỗng dưng trở thành tâm điểm xỉa xói, chửi bới của hàng chục, thậm chí gần trăm con người, bằng tuổi có, kém tuổi có, chỉ bằng một tài khoản ảo trên mạng xã hội. Nghe thật hoang đường. Nhưng chính cái điều hoang đường ấy đã rơi trúng vào tôi. Người ta chỉ tin cái gì người ta thấy trên mạng xã hội, trên cái tài khoản mà "kẻ đó" mạo danh tôi mà chẳng cần biết tôi là ai, chẳng cần nghe lời thanh minh của tôi, và cứ thế, tôi phải chịu những lời xúc phạm của người khác về những điều chẳng hề đúng về tôi. Tôi đã từng suýt rơi vào trầm cảm, tôi thu mình lại, tôi chẳng dám kết bạn với ai, không phải vì sợ người ta sẽ chửi bới tôi, mà vì tôi sợ kết bạn, rồi người bạn đó sẽ phản bội tôi, như cái cách "kẻ đó"- người bạn thân chí cốt - đập tan ảo mộng của tôi về một tình bạn đẹp đẽ kéo dài mãi mãi. Tôi phải học cách bỏ ngoài tai lời người ta xỉa xói tôi, và tự mình cố gắng bước chân vào ngôi trường cấp ba với điểm số thật cao, cái có thể giúp tôi chứng minh với người ta năng lực của mình. Tôi đã làm được điều đó, nhưng những kẻ moi móc tôi chẳng thèm để tâm, và họ vẫn đứng sau những lùm cây chỉ trỏ, nói móc tôi khi tôi đi ngang qua. Tại thời điểm ấy, tôi đã nghĩ có lẽ cấp ba này sẽ lại là chuỗi ngày ngồi một góc trong lớp và nhìn người tay bay nhảy trên sân trường rộng lớn ngoài khung cửa sổ kia. Và một lần nữa, tôi không đoán trước được tương lai của mình.
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn là giấc mơ của hàng ngàn học sinh từ thành phố đến khắp các huyện xa, là mục tiêu của các anh chị từ hai mươi ba thế hệ trước tôi và càng nhiều thế hệ về sau này nữa. Tôi đã đặt bước chân đầu tiên vào ngôi trường này với một khởi đầu khá tốt –vị trí Á khoa chuyên Tiếng Anh trong kì thi đầu vào, một khởi đầu nhiều người mong ước. Nghe nói đến trường chuyên, chắc người ta chỉ nghĩ đến việc học – học lệch, học ngày học đêm, học căng thẳng và mệt mỏi, học đến trầm cảm, học đến chẳng biết thế giới xung quanh có gì,... Tôi cũng từng suy nghĩ như vậy, cho đến khi chúng tôi tham gia chương trình Break All the Barriers – chương trình chào đón tân học sinh do các anh chị khối trên tổ chức. Các anh chị dẫn dắt chuyên chúng tôi, Chị Hin, chị Ánh, anh Mạnh, anh Tâm,... rất nhiều anh chị đã cùng chúng tôi bước những bước đầu tiên làm quen với môi trường mới. Dưới sự nhiệt tình của các anh chị, cộng thêm sự sôi nổi của các bạn cùng lớp mới, tôi đã mở lòng mình hơn, đã mạnh dạn tham gia tập bài nhảy chung, tham gia chơi nhiều trò chơi trong buổi sáng BAB ấy, cùng mọi người ăn bữa cơm trưa chung,... Nhưng đó không phải điều khiến tôi ấn tượng nhất trong kỉ niệm ấy. Buổi tối trước ngày diễn ra BAB, chúng tôi ở lại tập nhảy đến tối muộn. Tất cả chúng tôi đều đang hăng say tập, tập đến quên cả đói, quên cả khát, quên cả đôi chân mỏi nhừ và khắp người ê ẩm, quên luôn cả những bóng người đang chạy hối hả phía bên ngoài hành lang... Và òa..... Các anh chị ùa vào lớp bỗng từ ngoài của ùa vào lớp tôi, người mang nước, người ôm bếp, người khiêng thùng mỳ tôm, người cầm chồng bát đũa khệ nệ. Chúng tôi giật mình, đồng loại quay đầu về phía cửa lớp rồi hò reo ầm ỹ. Anh chị lo chúng tôi tập mệt sẽ đói, sẽ không kịp về nhà ăn cơm, nên đã góp tiền lại, người chạy đi mua mỳ, người chạy đi mua nước, người lại tất tả về mươn bếp, mượn bát đũa mang đến nấu cho chúng tôi ăn. Nồi mỳ ngày hôm ấy thực sự rất mặn, nhưng chúng tôi ai cũng cảm thấy ngon. Hai thùng mỳ tôm chẳng mấy chốc mà hết. Thằng Hải lớp tôi vừa ăn vừa cười, cười đến chảy cả nước mắt vì cảm động. Nó nói: " Mỳ này gọi là mỳ tình anh em, món mỳ cả nghìn năm không một ai có cơ hội được thưởng thức." Tôi thấy nó nói đúng, nói rất đúng mà, dù là cả chục năm, cả trăm năm sau nữa chắc gì chúng tôi sẽ lại được ăn một nồi mỳ mặn mà tình cảm như nồi mỳ của các anh chị dành cho chúng tôi .
Kết thúc BAB, tôi lại tiếp tục một chuỗi ngày ngồi im trong lớp. Nhưng chuỗi ngày đó chẳng kéo dài lâu. Cái ngày định mệnh ấy đã xảy đến với tôi, ngày tôi được gặp một đàn anh vĩ đại đến mức có thể khiến tôi ngưỡng mộ đến hết cuộc đời này. Người đàn anh đó, không phải ai khác mà chính là anh Hoàng, người anh cả tuyệt vời của chúng tôi. Tôi biết anh từ ba năm trước đó, nhưng chiều và tối hôm ấy là lần đầu tiên được nói chuyện với anh. Anh rất cao, rất đen, giọng nói và nụ cười anh rất ấm áp. Giọng nói của anh như phả đầy hơi ấm của mùa xuân, ấp áp như chính con người của anh vậy. Anh là ai? Anh của một năm trước đó là một học sinh lớp 11 đặc biệt. Anh đi đến từng lớp khối 10, khối 11, đi vận động từng bạn lớp trưởng, bí thư cùng anh tổ chức một chương trình Tri ân các anh chị khối 12 sắp ra trường- chương trình Memories in soul. Anh nói với tôi :
- Để tổ chức chương trình này, anh đã phải lên gặp cô Nga và thầy Phong rất nhiều lần. Kế hoạch của bọn anh bị bác bỏ rất nhiều lần, thậm chí bọn anh còn phải lên viết bản cam kết không tổ chức chương trình. Em biết đấy, lúc đó là cao điểm ôn thi đại học, nhà trường không muốn ảnh hưởng đến kết quả thi của các anh chị. Nhưng em ạ, chương trình ấy là tâm huyết của biết bao nhiêu người, anh không thể bỏ nó đi được. Anh đã phá lệ. Anh nói với thầy cô rằng anh sẽ không tổ chức chương trình nữa, nhưng anh và các bạn tình nguyện viên vẫn chuẩn bị tất cả mọi thứ cho chương trình theo kế hoạch ban đầu. Cuối cùng chương trình cũng được nhà trường đồng ý cho tổ chức.
Tôi nhìn vào đôi mắt anh khi ấy. Mắt anh sáng lên như vì sao trên bầu trời kia, ánh mắt ánh lên những cảm xúc khó tả, xúc động có, tự hào có, ánh mắt ấy như muốn nói rất nhiều điều mà chẳng nói hết được. Anh quay sang nhìn tôi và nói tiếp:
- Memories với anh là một thành công lớn, anh đã thành công tạo nên một kỉ niệm đẹp nhất, kỷ niệm cuối cùng cho các anh chị lớp 12. –Mắt anh long lanh như có nước, miệng anh khẽ cười. Điều thành công nhất của chương trình là khiến cho những người bạn dù cùng lớp hay khác lớp, bất kể đã từng ghét nhau đến mấy, đã từng cãi nhau nhiều đến mấy cũng ôm lấy nhau mà khóc, anh đã nhìn thấy họ khóc và nói với nhau rằng : "Tao xin lỗi vì suốt thời gian qua chúng mình cứ xích mích, tao xin lỗi vì đã không cố gắng hiểu mày hơn, tao xin lỗi vì giờ chúng mình chẳng còn bao nhiêu thời gian với nhau nữa rồi". Nghe thấy những điều ấy, anh thực sự cảm thấy rất hạnh phúc nhóc ạ!
Tôi đã tìm thấy con người đáng ngưỡng mộ ấy như vậy. Tôi từng nghĩ, nếu anh Hoàng không xuất hiện, liệu tôi có phải là tôi của ngày hôm nay không. Tôi từng tự hỏi mình sẽ là ai nếu hôm ấy tôi không được nghe anh nói chuyện. Anh nói, trước Memories, anh từng bị gọi, bị chửi là đồ điên, đồ khùng khi đi vận động học sinh các lớp 10 cùng nhau tự tổ chức một buổi trung thu. Tôi thầm nghĩ , anh chưa từng từ bỏ dù bị người ta nó như vậy, thì tôi lấy lí do gì để từ chối một cấp ba tươi đẹp của mình, lấy lí do gì để thu mình lại một góc trên trong ngôi trường rộng lớn này. Tôi muốn được như anh, tôi muốn trở thành anh. Và tôi đã tìm đến anh trong một buổi tối không lâu sau đó.
Tôi nhờ anh dạy mình cách viết kế hoạch, tôi muốn tổ chức một chương trình Halloween nho nhỏ cho các bạn khối 10. Anh hỏi tôi: "Em thực sự muốn tổ chức chương trình này chứ ? Nếu em thực sự muốn, anh và các anh chị trong nhóm của anh có thể giúp đỡ em. Em có muốn gia nhập nhóm của bọn anh không?" Tôi đã trả lời anh rằng tôi có, và chính giây phút ấy tôi đã trở thành một phần trong đại gia đình của anh, đại gia đình Lê Quý Đôn – Tôi và bạn.
Lê Quý Đôn – Tôi và bạn là nơi tôi được sống lại một lần nữa, nơi tôi được là chính mình, được thể hiện đủ tư chất của mình. Ngày anh Hoàng giới thiệu tôi vào nhóm cũng là ngày anh nói anh sẽ lùi lại phía sau xem mấy đứa hoạt động. Người anh cả mới của chúng tôi là anh Kiệt, người thứ hai tôi ngưỡng mộ xuất hiện trong thanh xuân này. Anh Kiệt có nước da đen như anh Hoàng, có cái đầu lanh lợi như anh Hoàng, có một sự quyết đoán rõ ràng thể hiện trong ánh mắt anh. Tôi không có quá nhiều ấn tượng đặc biệt về anh Kiệt khi ấy. Nhưng lời hứa của anh với anh Hoàng là lời tôi luôn khắc sâu vào tâm trí. Anh nói với anh Hoàng : " Em rất xúc động khi anh lựa chọn em là người anh cả tiếp theo của nhóm mình. Em không phải là một trong những thành viên đầu tiên của nhóm mình mà chỉ là tình nguyện viên từ MIS. Em cảm ơn sự tin tưởng của anh dành cho em. Em xin hứa với anh, em sẽ phát triển nhóm mình, để khi nhắc đến Lê Quý Đôn Tôi và Bạn, người ta sẽ biết đến Hoàng đen là người thành lập, còn Tuấn Kiệt là người phát triển nó rộng rãi đến tất cả mọi người."
Thời gian trôi qua thật nhanh, nhanh đến mức tôi chỉ chớp mắt thôi đã hết một năm học. Một mùa thi đại học lại đến và một chương trình tri ân nữa lại chuẩn bị bđược tổ chức. Kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi với Lê Quý Đôn Tôi và bạn là Memories in Soul mùa thứ hai. Chúng tôi họp mặt nhau bàn kế hoạch tổ chức MIS hai tháng trước khi diễn ra chương trình. Từng chi tiết phải chuẩn bị cho chương trình được mọi người đóng góp rất tỉ mỉ. Chúng tôi đến từng lớp kêu gọi mọi người tham gia làm tình nguyện viên. Từng công tác chuẩn bị cho chương trình bắt đầu trong khoảng thời gian một tuần trước khi tổ chức. Buổi chiều đầu tiên, gần một trăm tình nguyện viên đến từ các và chuyên ban tổ chức cắm cúi chuẩn bị các vật dụng trang trí cho Memories. Hai thùng chong chóng với gần 300 chiếc đủ sắc màu được các bạn tình nguyện viên nhanh chóng hoàn thành với tâm huyết và sự nhiệt tình của mình cùng với gần một trăm bức tranh cổ vũ lớn nhỏ đầy màu sắc được các tình nguyện viên nhanh chóng hoàn thành. Buổi chiều tiếp theo là một buổi chiều đầy nắng, cái nắng gay gắt đầu mùa hạ. Chúng tôi đứng giữa trời nắng, tỉ mỉ xâu từng chiếc chong chóng vào dây. Năm dây chong chóng quay tít trong gió được tất cả mọi người hoàn thành tức tốc trong chiều ấy. Chúng tôi người xâu, người đẩy, người cố định chong chóng, tiếng hát cứ cất lên như nhiệt huyết trong lòng. Ngày cuối cùng là ngày vất vả nhất với chúng tôi. Các bạn tình nguyện viên chia thành hai tốp, một tốp cùng tôi bơm đầy một căn phòng bóng bay hơi để trang trí cổng bóng, tốp còn lại giữ và buộc dây chong chóng. Nhìn chúng tôi vất vả bơm bóng đến cay xè mắt, đứng nắng đến sắp say, các anh chị cùng lớp anh Hoàng đã mua canh và đá , pha cho chúng tôi một bình nước chanh đường giải khát. Cuối buổi chiều, khi mọi thứ đã gần xong xuôi, các anh chị lại xuất hiện với những chai nước to đùng vì sợ chúng tôi mất nhiều nước vì nắng.
Các thành viên ban tổ chức chúng tôi ở lại trường đến hơn 10 giờ đêm mới về. Ai cũng ăn bữa tối thật qua loa rồi lại bắt tay hoàn thành nốt những công việc còn sót lại. Chị Linh Nhi bắc chiếc thang lên, tỉ mỉ buộc từng quả bóng bay vào khung chiếc cổng bóng. Chị Chi và chúng tôi lại tiếp túc bơm thêm bóng và phụ chị Nhi hoàn thành chiếc cổng bóng cao hơn 2m. Sự vất vả của chúng tôi lọt vào mắt thầy giáo và các anh chị lớp 12C1. Thầy và các anh chị đã góp tiền mua cho chúng tôi những chiếc bánh mì để chống đói. Các anh nói: "Mấy đứa không nhận túi bánh này bọn anh sẽ không đến tham gia chương trình ngày mai đâu". Anh cười thật tươi, đưa túi bánh cho chúng tôi rồi dặn dò phải ăn thật no mới được làm tiếp. Tôi nhìn vào ánh mắt người đàn anh đó, ánh mắt anh tràn đầy sự cảm phục và những lời cảm ơn chưa thốt ra. Tôi thấy khoảnh khắc đó thật đáng trân trọng. Tình cảm mà thầy và các anh chị dành cho chúng tôi làm tôi bất chợt nhớ đến nồi mỳ tình nghĩa của các anh chị những ngày đầu năm. Ôi sao thật cảm động! Chúng tôi nhận được những tình cảm yêu mến đó của các anh chị, như được tiếp thêm một múi động lực mới, quyết tâm hoàn thành mọi việc thật hoàn chỉnh nhất. Mất một tiếng đồng hồ nỗ lực chuyển chiếc cổng bóng từ dãy nhà C qua cả một khoảng sân trường rộng để sang đến điểm đặt cổng ở dãy nhà B. Cả một quá trình dài thấm đẫm mồ hôi và công sức của không chỉ Ban Tổ Chức mà cả những bạn tình nguyện viên không quản thời gian ở lại giúp chúng tôi hoàn thành toàn bộ công việc.
Sáng ngày hôm sau, hơn 4 giờ sáng, tất cả các thành viên Ban Tổ Chức đã thức dậy và nhanh chóng có mặt ở trường để chuẩn bị loa đài, mà và chổi vẽ để vẽ mặt cho thành viên từng chuyên. Tôi nhìn anh Kiệt. Nhìn anh rất mệt mỏi, như không được ngủ thoải mái vậy. Mọi người cũng nhìn anh. Anh Kiệt gãi đầu nói với chúng tôi: “ Tối qua về tôi mệt quá, định đi tắm rồi ngủ, nhưng rồi lại ngủ quên mất ở trong WC, vừa dậy thì lên đây ngay. Ai nghe xong cũng vừa cười, vừa thương anh. Cười vì anh ngủ quên trong WC, nhưng thương anh vì anh đã dồn hết toàn bộ nhiệt huyết vào chương trình, đến mức mệt lả đi đi như vậy. Memories in Soul của chúng tôi ngày hôm ấy đã diễn ra thành công tốt đẹp đúng như những gì chúng tôi mong đợi. Ngày gặp mặt tình nguyện viên lần cuối để tổng kết chương trình, anh Kiệt nói với tất cả chúng tôi :
- Người tham gia Lê Quý Đôn Tôi và bạn không phải là người giỏi bóng đá, không phải người giỏi chơi đàn, cũng chẳng ai có một năng khiếu gì nổi trội. Lê Quý Đôn Tôi và bạn không thể giúp các bạn phát triển năng khiếu thể thao hay nghệ thuật, nhưng nếu bạn là người có lòng nhiệt huyết, bạn là người muốn đem lại những kỉ niệm đẹp cho mình và người khác thì chúng tôi luôn dang rộng cánh tay đón chào các bạn. Lê Quý Đôn Tôi và bạn sẽ là nơi lưu giữ tất cả những gì tươi đẹp nhất, tuyệt vời nhất cho thanh xuân của chính các bạn.
Lời anh Kiệt nói không chỉ là tiếng lòng của tôi mà còn là tiếng lòng của tất cả các thành viên Lê Quý Đôn Tôi và bạn. Nhìn anh Kiệt đứng trên bục giảng nói với chúng tôi tất cả những tâm sự của anh từ ngày đầu tham gia đến khi đứng trên vị trí cao nhất này, tôi bất giác nhớ đến anh Hoàng khi anh kể cho tôi nghe về MIS. Cảm ơn anh Hoàng, anh Kiệt, cảm ơn Lê Quý Đôn Tôi và Bạn đã cho tôi được sống những phút giây đẹp đẽ của tuổi thanh xuân, cảm ơn đã đưa tôi đến với một bến bờ mà tôi không bao giờ hối tiếc. Cảm ơn ngôi trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn này đã tặng cho một bước ngoặt lớn trong cuộc đời này, cảm ơn đã cho tôi gặp những người tuyệt vời nhất, được làm những điều tuyệt vời nhất và cho tôi được trở thành một trong số những người tuyệt vời nhất tiếp tục truyền lửa đến những trái tim và thanh xuân của các thế hệ sau này.